Cùng xem Câu 7: Phân tích phương châm kháng chiến chống Pháp trên youtube.
Có thể bạn quan tâm: Tháng cô hồn và 15 điều cấm kỵ theo quan niệm dân gian
Xem Thêm : giá dây thép buộc 3 ly
vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với phương châm khángchiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.Và ngay trong những ngày đầu, đường lối kháng chiến đã được vạch racụ thể và kịp thời qua 3 văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Chỉ thịtoàn dân kháng chiến” và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Từ bavăn kiện đó đã toát lên đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tựlực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.Kháng chiến toàn dân nghĩa là chiến tranh nhân dân, toàn dân dánh giặc “Bất kỳđàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổquốc”. Nhằm mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước,anh hùng bất khuất của dân tộc ta qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Từ đótạo nên thế trận “cả nước đánh giặc”, huy động được sức mạnh tối đa của cả dântộc. Đó là điểm cốt yếu trong nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Để đánh thắngnhững đạo quân xâm lược mạnh của chủ nghĩa đế quốc, ta áp dụng chiến thuậtdu kích kết hợp với rèn luyện quân chính quy và công tác binh vận. Kẻ địch điđến đâu cũng bị công kích, khi chúng trở nên hoang mang thì ta thực hiện binhvận. Khi có đủ thời cơ thì ta thực hiện tổng tiến công. “Tích cực tiến công, giảiquyết mau từng trận; sử dụng du kích chiến và vận động chiến; kết hợp tácchiến và địch vận; phát động phong trào dân quân, động viên toàn dân đánhgiặc”. (“Kháng chiến nhất định thắng lợi”). Đó là đường lối quân sự sáng tạo vàhoàn toàn phù hợp với điều kiện nước ta. Để tạo được cục diện kháng chiếntoàn dân như vậy, Đảng ta đã sáng suốt chỉ ra đúng đối tượng và mục đích củacuộc kháng chiến. Lúc này, độc lập dân tộc phải đặt lên hàng đầu. Mâu thuẫngiai cấp có thể tạm thời gác lại. Mọi người dân Việt Nam không phân chia đảngphái, giai cấp phải sát cánh bên nhau vì sự tồn vong của cả dân tộc. Hơn nữa,trong thời kỳ kháng chiến, Đảng cũng có nhiều chủ trương cải cách dân chủ,chăm lo cho đời sống nhân dân. Điều đó cành làm cho nhân dân càng phấnkhởi, tin tưởng và ủng hộ nhiều hơn cho sự nghiệp giải phóngKháng chiến toàn diện: chiến tranh là cuộc đọ sức giữa hai phe trên mọi phươngdiện: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao … trong đó mặt trận quânsự là quan trọng hàng đầu. Về chính trị: nhấn mạnh vấn đề xây dựng khối toàndân đoàn kết trên nền tảng củng cố khối liên minh công – nông, không ngừngmở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc. Về quân sự: dần dần xây dựng lực lượng vũtrang nhân dân, xác định đánh lâu dài làm phương châm chiến lược, quán triệttư tưởng tích cực tiến công, kết hợp đánh địch cả bằng chiến tranh du kích vàchiến tranh chính quy, cả bằng quân sự, chính trị và binh vận. Xây dựng ba thứquân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương vàdân quân tự vệ. Tiến công địch ở cả ba vùng chiến lược: nông thôn, đô thị vàmiền núi. Về kinh tế: cải cách ruộng đất, xây dựng nền kinh tế của ta trong thờichiến, tự chủ, bảo đảm nhu cầu của kháng chiến. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụkháng chiến với kiến quốc. Về văn hóa: chống lại văn hóa nô dịch của địch,tăng cường bình dân học vụ, giải quyết giặc dốt, bài trừ mê tín dị đoan, tuyêntruyền đường lối kháng chiến, tư tưởng cách mạng làm cho nhân dân tin tưởngvào sự lãnh đạo của Đảng và sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Về ngoại giao:mở rộng quan hệ quốc tế nhằm tranh thủ thêm nhiều bạn, làm cho nhân dân thếgiới kể cả nhân dân Pháp hiểu và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta,tranh thủ kết thúc chiến tranh bằng con đường ngoại giao khi có thể.Kháng chiến trường kỳ dựa vào sức mình là chính là một nghệ thuật quân sựnhằm hạn chế điểm mạnh của Pháp. Thực dân Pháp bản chất là xâm lược, vớiđội quân trang bị vũ khí hiện đại. Chúng luôn có âm mưu “đánh nhanh thắngnhanh” để tiết kiệm chi phí chiến tranh và tránh những rắc rối từ dư luận quốctế. Ngược lại, quân đội ta vừa mới thành lập, nhân lực vật lực chưa dồi dào,kinh nghiệm chiến đấu chưa phong phú. Tác phẩm “Kháng chiến nhất địnhthắng lợi” nêu ra ba giai đoạn: cầm cự, phòng ngự và phản công với ý đồ đánhlâu dài. Với thế trận chiến tranh nhân dân, quân địch càng đánh càng yếu, quânta càng đánh càng mạnh.Sự lãnh đạo của đảng thể hiện đường lối kháng chiến đúng đắn: độclập, tự chủ và sáng tạo. Đường lối đó là sự kết tinh những nguyên lý phổ biếncủa chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng bạo lực, về chiến tranh nhân dân đượcvận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đường lối kháng chiến trảiqua thực tiễn chiến đấu được phát triển và hoàn chỉnh, là nguyên nhân đưa cuộckháng chiến đến thắng lợi.Câu 8: CMR: “Nghị quyết 15 là nghị quyết mở đường cho cách mạng miềnNam”.Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắnglợi vẻ vang, đất nước độc lập, non sông thu về một mối. Ðể làm nên thắng lợicuối cùng, sự lãnh đạo của Ðảng là nhân tố quyết định. Nghị quyết Hội nghịBan Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 15 là một minh chứng điển hình thànhcông trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng, mở đường cho cách mạng ở Miền Namnói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung giành thắng lợi.Sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Ðông Dương (207-1954), quân và dân ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp định.Trái lại, cả Mỹ và chính quyền Ngô Ðình Diệm tìm mọi cách phá bỏ Hiệp định,cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, đàn áp đẫm máu những người cộng sản, cánbộ kháng chiến và người dân yêu nước sử dụng đấu tranh chính trị, đòi dânsinh, dân chủ, hòa bình. Tình hình này diễn ra trong một thời gian dài làm chophong trào đấu tranh cách mạng bị tổn thất nặng nề.Trong hai năm 1957-1958, Ðảng đã có những cuộc họp bàn về cách mạng MiềnNam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cáchmạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề. Mặc dù bị chính quyền Ngô ÐìnhDiệm thẳng tay khủng bố, song cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước ở MiềnNam cơ bản vẫn nghiêm túc chấp hành chủ trương đấu tranh và sự chỉ đạo củaÐảng, không manh động. Ðiều đó chứng tỏ đảng viên và quần chúng vẫn tintưởng và chờ đợi một sự thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ về chủ trương,phương pháp đấu tranh của Ðảng đối với kẻ thù. Nhận được những kiến nghịkhẩn thiết của các tổ chức Ðảng và của cán bộ, đồng bào, chiến sĩ Miền Namyêu cầu phải nhanh chóng thay đổi hình thức đấu tranh, trên cơ sở xem xét thựctế tình hình, Bộ Chính trị đã cử ra một tổ tập trung nghiên cứu, đề xuất chủtrương, hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách mạng Miền Nam đểđưa phong trào cách mạng thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, phát triển đi lên.Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng họp Hội nghị (mở rộng) lầnthứ 15, đã xác định con đường phát triển của cách mạng Miền Nam, vạch rõmục tiêu và phương pháp cách mạng ở Miền Nam; xác định mối quan hệ giữahai chiến lược cách mạng ở Miền Nam và Miền Bắc, giữa cách mạng Việt Namvà cách mạng thế giới, nhằm giải phóng Miền Nam, bảo vệ Miền Bắc, thốngnhất nước nhà.Nghị quyết 15 được thông qua và phổ biến sau cuộc họp đợt 2 (7-1959) khẳngđịnh: nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam;nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Ðình Diệm, tay sai của đếquốc Mỹ; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lựccách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấutranh vũ trang; dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân tiến lêncuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Câu 7: Phân tích phương châm kháng chiến chống Pháp. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn