Cùng xem Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2020 – 2021 trên youtube.
Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 12 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp cho các em học sinh lớp 12 ôn thi thật tốt để đạt kết quả dao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới.
Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô khi ra đề cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn, môn Toán, môn Lịch sử. Chúc các bạn học tốt.
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12
Mức độ Nội dung |
Nhận biết( TNKQ) | Thông hiểu(TNKQ) | Vận dụng bậc thấp(TNKQ) | Vận dụng bậc cao(TNKQ) | Cộng |
§9. BÁO CÁO Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2020 – 2021 |
– Đặc điểm của báo cáo. – Nút lệnh để sửa đổi thiết kế báo cáo |
– Khi sửa đổi thiết kế báo cáo ta không thể thay đổi kiểu dữ liệu của trường. – Muốn sử dụng phông chữ Tiếng việt trong báo cáo ta nên ở chế độ thiết kế. |
Trả lời được các bước tạo báo cáo thông qua hình ảnh cụ thể. |
– Trình tự các thao tác để tạo báo cáo bằng thuật sĩ. |
|
2 câu (Câu 1, 2) Điểm: 0.67 |
2 câu (Câu 3, 4) Điểm : 0.67 |
1 câu ( Câu 5) Điểm: 0.33 |
1 câu ( Câu 6) Điểm: 0.33 |
Số câu: 6 Điểm: 2.00 = 20.0 % |
|
§10. CSDL QUAN HỆ |
– Biết mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ. – Biết các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ. – Khái niệm CSDL quan hệ. – Biết các đặc trưng chính của CSDL quan hệ. – Biết liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa. |
– Hiểu được các thao tác chỉnh sửa cấu trúc nào không làm thay đổi dữ liệu của quan hệ. – Hiểu được tại sao bảng không phải là 1 quan hệ. – Hiểu các đặc trưng của khóa chính. |
– Lựa chọn được khóa chính trong trường hợp cụ thể. – Nắm rõ hơn các đặc chính của CSDL quan hệ trong trường hợp cụ thể. |
Lựa chọn được dữ liệu nguồn đưa vào mẫu hỏi trong trường hợp cụ thể. |
|
5 câu ( câu 7, 8, 9, 10, 11) Điểm: 1.67 |
3 câu ( Câu 12, 13, 14) Điểm: 1.00 |
3 câu ( Câu 15, 16, 17) Điểm: 1.00 |
1 câu ( Câu 18) Điểm: 0.33 |
Số câu: 12 Điểm: 4.00 = 40.0 % |
|
§11. CÁC THAO TÁC VỚI CSDL QUAN HỆ |
– Biết các thao tác không thuộc thao tác tạo lập; cập nhật; khai thác CSDLQH – Biết nhập dữ liệu không thuộc thao tác khai báo cấu trúc bảng. – Biết giữa 2 bảng muốn liên kết được phải có chung ít nhất 1 trường. |
– Thao tác không cần thiết khi tạo cấu trúc bảng. – Hiểu rõ các đặc điểm của khai thác CSDLQH. – Kích thước của CSDL thay đổi thế nào khi chỉnh sửa DL. – Hiểu các trường hợp cụ thể cần thêm một bộ (record) trong CSDLQH. |
Trả lời được các điều kiện lọc dựa vào mẫu hỏi cụ thể. |
Chọn được câu lệnh đúng trong mẫu hỏi cụ thể. |
|
5 câu ( câu 19, 20, 21, 22, 23) Điểm: 1.67 |
4 câu ( Câu 24, 25, 26, 27) Điểm: 1.00 |
2 câu (câu 28, 29) Điểm: 0.67 |
1 câu ( Câu 30) Điểm: 0.33 |
Số câu: 12 Điểm: 4.00 = 40.0 % |
|
Tổng số câu Điểm % |
Câu : 12 câu Điểm : 4.00 40.0 % |
Câu : 9 câu Điểm : 3.00 30.0 % |
Câu : 6 câu Điểm : 2.0 20.0 % |
Câu : 3 câu Xem Thêm : Tuổi Ất Tỵ 1965 Mệnh Gì, Hợp Màu Gì, Hướng Nào Tốt Nhất? Điểm : 1.0 10.0 % |
Câu : 30 câu Điểm : ~10.0 100 % |
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12
Câu 1: Đặc điểm của Báo cáo là:
A. Được thiết kế để định dạng, tính toán tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra.
B. Dùng để tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu.
C. Giúp việc nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện.
D. Dùng để lưu dữ liệu.
Câu 2: Khi muốn sửa đổi thiết kế báo cáo, ta chọn báo cáo rồi nháy nút:
Câu 3: Trong khi sửa đổi thiết kế Báo cáo ta không thể làm việc gì?
A. Thay đổi kiểu dữ liệu của trường
B. Thay đổi kích thước trường
C. Di chuyển các trường
D. Thay đổi nội dung các tiêu đề
Câu 4: Muốn sử dụng phông chữ tiếng Việt trong báo cáo, cần:
A. Hiển thị báo cáo ở chế độ thiết kế
B. Hiển thị báo cáo ở chế độ xem trước khi in
C. Hiển thị báo cáo ở chế độ trang dữ liệu
D. Hiển thị báo cáo ở chế độ biểu mẫu
Câu 5: Cho biết hình ảnh sau đây là bước nào khi tạo báo cáo:
A. Chọn trường gộp nhóm
B. Chọn trường sắp xếp
C. Chọn nguồn dữ liệu cho báo cáo
D. Chọn trường tổng hợp
Câu 6: Sắp xếp các bước đúng để thiết kế báo cáo bằng thuật sĩ:
1. Xây dựng nguồn dữ liệu cho Report: sắp xếp, thống kê, tính toán …
2. Chọn trường để gộp nhóm trong báo cáo.
3. Chọn cách bố trí và kiểu trình bày báo cáo.
4. Chọn các thông tin đưa vào cửa sổ thiết kế báo cáo: bảng/mẫu hỏi; chọn trường …
5. Chọn Create report by using wizard
6. Đặt tên cho báo cáo. Nháy Finish để kết thúc việc tạo báo cáo.
A. 5″4″2″1″3″6
B. 5″2″3″4″1″6
C. 5″4″3″2″1″6
D. 5″1″4″2″3″6
Câu 7: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:
A. Mô hình dữ liệu quan hệ
B. Mô hình phân cấp
C. Mô hình hướng đối tượng
D. Mô hình cơ sở quan hệ
Câu 8: “có thể cập nhật dữ liệu như thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng” có trong nội dung đặc trưng nào của mô hình dữ liệu quan hệ?
A. Về mặt thao tác trên dữ liệu
B. Về mặt ràng buộc dữ liệu
C. Về mặt cấu trúc
D. Về mặt đặc biệt nào đó
Câu 9: Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?
A. CSDL được xây dựng trên mô hình quan hệ
B. CSDL được xây dựng trên mô hình dữ liệu khái quát
C. Mô hình dữ liệu quan hệ
D. CSDL chứa dữ liệu có nhiều bảng liên kết nhau
Câu 10: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Hàng
B. Bảng
C. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính
D. Cột
Câu 11: Hãy chọn phát biểu đúng khi nói về liên kết?
A. Liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa
B. Các bảng chỉ liên kết được trên khóa chính của mỗi bảng
C. Các bảng chỉ liên kết được trên các thuộc tính có tên giống nhau
D. Liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên các bộ trong bảng
Câu 12: Giả sử một quan hệ đã có dữ liệu, thao tác chỉnh sửa cấu trúc nào dưới đây không làm thay đổi dữ liệu của quan hệ?
A. Thu hẹp kích thước của thuộc tính
B. Thêm vào quan hệ một số thuộc tính
C. Thay đổi kiểu dữ liệu của thuộc tính
D. Xóa một số thuộc tính
Câu 13: Cho bảng như sau:
STT | Họ và Tên | Lớp | Trường |
1 | Nguyễn Mạnh Dũng | 10A1 | THPT Chuyên |
2 | Nguyễn Hoài Anh | 10A1 | THPT Bình Thủy |
3 | Lê Thành Công | 10A2 | THPT Chuyên |
3 | Nguyễn Mạnh Dũng | 10A1 | THPT Chuyên |
Bảng trên không phải là một quan hệ vì vi phạm tính chất nào sau đây?
A. Có hai dòng giống nhau hoàn toàn
B. Có thuộc tính phức hợp
C. Có thuộc tính đa trị
D. Có thuộc tính đa trị và phức hợp
Câu 14: Khẳng định nào là sai khi nói về khoá chính trong bảng:
Xem Thêm : Khám phá du lịch biển mùa hè tuyệt vời thú vị – Viet Fun Travel
A. Khi nhập dữ liệu cho bảng, dữ liệu tại các cột khoá chính không được để trống.
B. Trong một bảng chỉ có một trường làm khoá chính.
C. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được trùng.
D. Nếu ta quên chỉ định khoá chính thì Hệ QTCSDL sẽ tự chỉ định khoá chính cho bảng.
Câu 15: Giả sử một bảng có các trường SOBH (Số hiệu bảo hiểm) và HOTEN (Họ tên) thì chọn trường SOBH làm khoá chính vì :
A. Không thể có hai bản ghi có cùng số hiệu bảo hiểm, trong khi đó có thể trùng họ tên.
B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải kiểu số.
C. Trường SOBH là trường ngắn hơn.
D. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN
Câu 16: Khóa chính của bảng DANH_PHACH là?
Câu 17: Xét bảng đăng kí học ngoại ngữ:
Họ và tên | Lớp ngoại khóa |
Trần Văn Hay | Anh văn – nâng cao |
Phạm Văn Trung | Anh văn – đọc, viết |
Lê Quý | Pháp văn – đọc, nghe, viết |
Hồ Ngọc Nga | Nhật, Trung – nâng cao |
Cột “Lớp ngoại khóa” có tính chất nào sau đây?
A. Đa trị và phức hợp.
B. Phức hợp.
C. Đa trị.
D. Không có tính chất nào.
Câu 18: Cho các bảng sau:
– DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai)
– LoaiSach(MaLoai, LoaiSach)
– HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia)
Để biết loại của một quyển sách thì cần những bảng nào ?
A. DanhMucSach, LoaiSach
B. DanhMucSach, HoaDon
C. DanhMucSach
D. HoaDon, LoaiSach
Câu 19: Công việc nào không thuộc thao tác tạo lập CSDLQH?
A. Truy vấn CSDL
B. Chọn khóa chính cho quan hệ
C. Tạo quan hệ
D. Đặt tên cho quan hệ và lưu cấu trúc quan hệ
Câu 20: Công việc nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng
B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp
C. Thêm bản ghi
D. Nhập dữ liệu ban đầu
Câu 21: Công việc nào không thuộc thao tác khai thác CSDLQH?
A. Tạo liên kết giữa các quan hệ
B. Truy vấn CSDLQH
C. Sắp xếp các bộ
D. Kết xuất báo cáo
Câu 22: Khai báo cấu trúc cho một bảng KHÔNG bao gồm công việc nào?
A. Nhập dữ liệu cho bảng
B. Đặt tên trường
C. Khai báo kích thước của trường
D. Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường
Câu 23: Khi muốn thiết lập quan hệ (Relationship) giữa hai bảng thì mỗi bảng phải?
A. Có chung ít nhất một trường
B. Có ít nhất ba trường
C. Có ít nhất một mẫu tin
D. Có chung ít nhất hai trường
Câu 24: Khi tạo bảng ta không cần làm điều gì?
A. Xác định số lượng bản ghi của bảng
B. Đặt tên các trường
C. Khai báo kích thước của trường
D. Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường
Câu 25: Chọn phát biểu đúng về khai thác CSDL
A. Các bản ghi có thể được sắp xếp theo nội dung của một hay nhiều trường
B. Truy vấn là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người quản trị CSDL
C. Dễ dàng xem toàn bộ bảng có nhiều trường
D. Báo cáo không thể dùng để in theo khuôn mẫu định sẵn
Câu 26: Trong CSDL, tên một học sinh trong trường “Họ Tên” được chỉnh sửa từ “Quan” thành “Quang”. Kích thước của CSDL này thay đổi thế nào khi lưu trữ?
A. Tăng 1 byte
B. Tăng 2 byte
C. Không thay đổi
D. Giảm 1 byte.
Câu 27: Trường hợp nào sau đây cần thêm ít nhất một bộ (record) trong CSDL quản lý sinh viên?
A. Có một khoa mới thành lập.
B. Có một giảng đường mới đưa vào sử dụng.
C. Một giảng viên nghỉ hưu.
D. Một sinh viên mới lập gia đình.
………………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Đăng bởi: DONGNAIART
Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 12
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2020 – 2021. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn