Cùng xem Những bản vẽ công nghệ lớp 11 bài 6 trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
- Treo tranh thác nước trong nhà đem đến một nguồn năng lượng dồi dào, sự nghiệp phát triển thuận lợi
- Thư viện tranh tô màu cute giúp bé thỏa sức sáng tạo
- Tranh sơn thủy – vật phẩm giàu ý nghĩa trong trang trí nội thất
- Cách vẽ con chó đơn giản nhất [Mẫu hình vẽ con chó cute] đẹp nhất
- Vẽ tranh tường 3D cho thư viện tiểu học Thanh Trì Hà Nội | chất lượng tốt | độ bền cao
Giải Công nghệ 11 bài 6: Thực hành Biểu diễn vật thể
Giải Công nghệ 11 bài 6: Thực hành Biểu diễn vật thể hướng dẫn các em giải bài tập trong sách giáo khoa Công nghệ 11, giúp các em ôn tập và nắm vững kiến thức môn Công nghệ lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Lời Giải bài tập Công nghệ 11 này sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học trong bài, định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể. Các em có thể tự ôn bài ở nhà và chuẩn bị kiến thức cho những bài kiểm tra quan trọng. Bài viết được tổng hợp 6 bài tập trong sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 11 bài 6 về thực hành biểu diễn vật thể. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về lời Giải bài 6 Công nghệ 11 kèm hình ảnh vẽ biểu diễn vật thể tại đây nhé.
Các em có thể tham khảo thêm:
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 5: Hình chiếu trục đo
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 7: Hình chiếu phối cảnh
Chuẩn bị
Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,…), bút chì cứng, bút chì mềm, tẩy,…
Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẻ ô hoặc kẻ li
Tài liệu: Sách giáo khoa
Nội dung
Từ 2 hình chiếu vẽ hình chiếu thứ 3 và hình chiếu trục đo của vật thể.
Các bước vẽ biểu diễn vật thể
Nội dung các bước tiến hành vẽ biểu diễn vật thể
+ Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu và phân tích hình dạng ổ trục. Khi đọc cần phân tích các hình chiếu ra từng phần và đối chiếu giữa các hình chiếu để hình dung ra hình dạng của từng bộ phận vật thể.
Đọc hình chiếu ổ trục ta nhận thấy:
– Hình chiếu đứng gồm 2 phần, có kích thước khác nhau: Phần trên có chiều cao 28, đường kính 30. Phần dưới có chiều cao 12, chiều dài là 60. Ở giữa là lỗ khoét hình trụ có Φ14, cao 40, ở đế có hai rãnh khoét
– Với hình chiếu bằng, phần trên tương ứng với vòng tròn lớn ở giữa, phần dưới tương ứng hình chữ nhật bao ngoài. Như vậy, phần trên thể hiện hình trụ và phần dưới thể hiện hình hộp chữ nhật.
– Hình chiếu đứng phần hình trụ có hai nét đứt chạy suốt chiều cao tương ứng với đường tròn 14 ở hình chiếu bằng thể hiện lỗ hình trụ ở giữa.
– Trên hình chiếu đứng của phần hình hộp có hai nét đứt ở hai bên tương ứng với phần khuyết tròn ở hình chiếu bằng thể hiện hai rãnh trên đế hình hộp.
+ Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ ba. Sau khi hình dung hình dạng vật thể tiến hình vẽ hình chiếu cạnh từ hai hình chiếu đã cho. Lần lượt vẽ từng bộ phận như cách vẽ giá chữ L ở bài 3.
Xem Thêm : 169 Tranh tô màu đồ ăn hấp dẫn và đáng yêu Update 2022
Hình 2. Hình dạng của ổ trụ
Hình 3. Vẽ hình chiếu thứ ba
+ Bước 3: Vẽ hình cắt
- Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. Nếu hình chiếu đứng là hình đối xứng thì vẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng
- Đối với ổ trục, hình chiếu đứng là hình đối xứng, nên chọn mặt phẳng cắt đi qua rãnh trên để quan lỗ chính giữa của ổ trục và song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Phần đặc của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt được kẻ gạch gạch. Hình cắt một nửa ổ trục thể hiện rõ hơn lỗ, chiều dày của ống rãnh và chiều dày của đế
Hình 5. Hình cắt của ổ trục
+ Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo.
- Chọn trục đo
- Chọn mặt phẳng cơ sở
Hình 6. Chọn trục đo và mặt phẳng cơ sở
- Tiến hành vẽ theo các bước
Hình 7. Vẽ hình chiếu trục đo của ổ trục
- Tẩy xóa nét thừa, tô đậm hình
Hình 8. Hình dạng của vật thể sau khi đã tiến hành các bước vẽ
- Ghi kích thước, kẻ và ghi nội dung của khung tên tương tự Bài 3: Thực hành vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
Hình 9. Bản vẽ của ổ trục
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 1
Gá lỗ tròn TL 1:1
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 2
Gá mặt nghiêng TL 1:1
Xem Thêm : Ý Nghĩa Tranh Ngựa Mã đáo Thành Công, Tuổi Hợp Và Cách Treo – Tranh Linh
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 3
Gá lỗ chữ nhật TL 1:1
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 4
Gá có rãnh TL 1:1
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 5
Gá chạc tròn TL 1:1
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 6
Gá chạc lệch TL 1:1
Luyện tập Bài 6 Công nghệ 11
Câu 1: Các bước để lập bản vẽ chi tiết theo trình tự nào trong các trình tự sau đây?
A. Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm
B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Tô đậm
C. Vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Ghi phần chữ – Tô đậm
D. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Tô đậm – Ghi phần chữ
Câu 2: Trên bản vẽ kĩ thuật, những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị là:
A. Cm
B. Mm
C. Dm
D. M
VnDoc xin giới thiệu tới các em Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 6: Thực hành: Biểu diễn vật thể. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em làm bài tập hiệu quả. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Trắc nghiệm Sinh học 11,..
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu:
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 9: Bản vẽ cơ khí
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 10: Thực hành: Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 11: Bản vẽ xây dựng
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 12: Thực hành: Bản vẽ xây dựng
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 14: Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Vẽ
Lời kết: Trên đây là bài viết Những bản vẽ công nghệ lớp 11 bài 6. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn