Cùng xem Bài 3: Phản bổn quy chân – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký trên youtube.
- Chia sẻ FB
- Chia sẻ Twitter
- Bình luận
Tu luyện là để “phản bổn quy chân”, tức là hoàn thiện chính mình trên cơ sở cái gốc cội nguồn của mình.
- Sự thật sau những tác phẩm để đời – Kỳ 7: Đi tìm vợ chồng A Phủ
- Go With là gì và cấu trúc cụm từ Go With trong câu Tiếng Anh
- Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 – Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
- Chữ người tử tù – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý – Ngữ văn 11
- Stt và câu nói hay về Đeo kính cận (Status về con gái con trai đeo kính)
Hoàn thiện một bông hoa, ấy là trở thành một bông hoa đẹp. Hoàn thiện một cái cây, ấy là trở thành một cái cây to lớn. Đại ý là thế. Nếu cho rằng hoàn thiện một cái cây là cưỡng ép nó biến thành một bông hoa, thì đó không phải là chủ trương phản bổn quy chân, vả lại điều đó không nhất định là tốt cho bản thân đương sự.
Bạn đang xem: Phản bổn quy chân
Có lẽ chỗ hay nhất ở Tây Du Ký là miêu tả quá trình hoàn thiện của một sinh mệnh nguyên thủy.
(Tiếp theo bài 1 và bài 2)
Đường Tăng tu thành, trở lại về cõi Phật
Đường Tăng trước vốn là Kim Thiền Tử ở cõi Phật. Vì phạm lỗi mà xuống trần gian. Đời này tu thành chính quả, trở lại cõi Phật, chứng đắc “Chiên Đàn Công Đức Phật”. Ấy chính là tu luyện phản bổn quy chân, vừa trở về vừa hoàn thiện chính mình.
Vũ trụ này, theo Tây Du Ký miêu tả, là có Tam giới. “Dục giới”, “sắc giới”, và “vô sắc giới”, nên gọi là Tam giới. Tam giới gồm các nẻo luân hồi, mà nhân loại chúng ta là một trong số đó.
Đại tầng thứ ngay ngoài Tam giới là “Pháp giới”, nơi có các Thần Tiên ngoài Tam giới, chủ yếu thuộc về hai hệ phái, Phật và Đạo. Tu luyện theo nhà Phật mà ra khỏi Tam giới, thì được gọi là đắc chính quả. Pháp giới ấy, nhà Phật có các quả vị từ “La Hán”, “Bồ Tát”, cho đến “Như Lai”. Chứng đắc Như Lai thì mới được gọi là Phật.
Vũ trụ là có tiêu chuẩn cho sinh mệnh các tầng. Tầng thấp hơn là ứng với sinh mệnh tâm tính kém hơn. Tầng cao hơn là ứng với sinh mệnh tâm tính tốt hơn, thiện lương hơn, hoàn cảnh sinh tồn cũng tốt đẹp hơn, và đạo lý ở đó cũng cao cấp hơn.
Chuyển sinh vào Tam giới, thì không còn nhớ ký ức đời trước nữa. Đối với sinh mệnh từ cao rơi xuống, thì sẽ bị nhiễm trần, bị ô nhiễm bởi trần gian tức là tầng không gian bên dưới. Rất dễ mê lạc mất bản tâm. Do đó, sinh mệnh muốn quay trở về, tức là phản bổn quy chân, thì phải tu luyện trong “mê” ấy. Trước hết cần trong mê mà thức tỉnh chính mình, tức là nhận ra đâu là bản tính vốn có của mình, và từ đó không còn dễ dàng bị những thứ như thất tình lục dục làm che mờ nữa.
>> Sự thực cuộc đời và hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng trong lịch sử
Những thứ như thất tình lục dục ấy, vì thế mà được coi là chấp trước. Càng phai nhạt nhiều chấp trước, thì bản tính càng lộ rõ, và người tu luyện đó càng quy chân, càng trở về gần hơn cái gốc cội nguồn của mình. Ý tứ đại thể là như vậy.
Thần tiên rớt xuống trần gian Phàm tình nặng quá mà quên đường về Tu hành Đại Pháp phá mê Trở về thiên quốc lại làm thần tiên
Nhóm thỉnh kinh trong Tây Du Ký, kỳ thực, toàn là những vị có tư chất tu luyện cường đại.
Đường Tăng tuy mang thân người, không còn ký ức đời trước, nhưng bản tính rất mạnh mẽ. Ý chí trở về cõi Phật chưa từng bao giờ lay động.
Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tĩnh, thì thậm chí còn giữ cả ký ức của đời trước. Có thể nói là chưa thực sự lạc mất bản tâm. Nhưng mà lão Trư không hiểu có phải vì lỡ đầu thai làm heo nên nhiễm trần nặng quá hay không, mà rốt cuộc tu không thành chính quả.
Tôn Ngộ Không tu thành, quá trình hoàn thiện của một sinh mệnh nguyên thủy
1.
Tôn Ngộ Không xuất xứ là khỉ đá, do Trời Đất thai nghén sinh ra. Đây là vị duy nhất không hề trải qua chuyển sinh một lần nào, cho nên, có thể gọi đó là sinh mệnh nguyên thủy, là con của Trời Đất.
Sinh mệnh nguyên thủy, được vũ trụ sinh ra ở một không gian tầng thứ nào đó, thì bẩm sinh đã phù hợp với Pháp vũ trụ ở tầng đó rồi, phù hợp với tiêu chuẩn của Thiên Đạo ở tầng đó rồi. Thế thì tại sao còn phải tu luyện? Còn phải hoàn thiện?
Tạm lấy con người chúng ta nơi đây làm ví dụ so sánh. Sinh ra rồi, thì vẫn còn phải nuôi dưỡng và giáo dục, phải học tập, thì mới trưởng thành đầy đủ, trở thành một công dân tốt trong xã hội. Quá trình trưởng thành của Tôn Ngộ Không, xem ra, cũng chính là như thế.
Tôn Ngộ Không có bị nhiễm trần không? Có. Theo Tây Du Ký (hồi 1), thì con khỉ này bẩm sinh có mắt sáng quắc, soi tới cả tầng trời nơi Ngọc Đế đang ở. Nhưng mà, sau một thời gian sinh sống cùng bầy khỉ, thì dần dần không còn được như thế nữa. Đó là nhiễm trần.
Tuy nhiễm trần, nhưng không mất chút ký ức nào. Vả lại chỉ nhiễm trần nhẹ thôi. Cho nên không hề lạc mất bản tính, không cần thức tỉnh gì cả. Nhưng mà, muốn thành tựu viên mãn một sinh mệnh ở tầng thứ ấy, mà chỉ thế thôi thì còn xa mới đủ.
Có thể bạn quan tâm: 4 nhân vật sở hữu “Haki Gió Vương” siêu bá đạo trong One Piece, chỉ cần một câu nói cũng khiến “vận đổi sao dời”
Xem Thêm : sedan hạng c là gì
Thức tỉnh bản tính chỉ là bắt đầu của đường tu. Vũ trụ này có đạo lý “bất thất bất đắc”, tức là, có làm mới có hưởng. Như vậy, phải chăng Tây Du Ký muốn nói rằng: Muốn thành chính quả, còn phải qua rất nhiều khổ nạn nữa, để có được uy đức và thành tựu cái Đạo của mình.
2.
Người thầy đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ngài Bồ Đề Tổ Sư. Ngài dạy Tôn Ngộ Không về phép trường sinh, 72 phép địa sát, và cân đẩu vân. Nhưng Ngài không dạy về tu tâm. Sau nhiều năm học tập, con khỉ vẫn là cái tính con khỉ. Khoe khoang pháp thuật (hồi 2). Sau này trên đường thỉnh kinh (hồi 16), vẫn chứng nào tật ấy, khoe áo cà-sa để rồi đánh mất áo cà-sa, phải nhờ Bồ Tát Quán Âm đi đòi về, v.v.
Không dạy tu tâm! Đây là điều rất khác thường.
Trước hết, tên động phủ của ngài Bồ Đề Tổ Sư ghi rõ là “Tà Nguyệt Tam Tinh” (ngụ ý là chữ “tâm” 心). Như vậy Ngài rất chú trọng chữ “tâm” này. Ngài không dạy Tôn Ngộ Không ngay khi mới đến, mà là bảy năm sau mới bắt đầu dạy. Phải chăng Ngài muốn quan sát kỹ trước khi quyết định dạy những gì? Ngài biết thừa rằng con khỉ này tâm tính có vấn đề. Thế mà Ngài cứ nhất định không dạy tu tâm. Đây là cố ý.
Ngoài ra, tu luyện chính phái, luôn luôn đòi hỏi tâm tính tương xứng với bản sự. Thế mà Ngài lại dạy ra bao nhiêu phép thuật, dạy hết bản sự này đến bản sự khác, mà không hề dạy tu tâm tương xứng. Đây là cố ý.
Có lẽ đến lúc cảm thấy dạy dỗ vừa đủ rồi, Ngài bèn la mắng Tôn Ngộ Không tơi tả, nào là con khỉ hay khoe khoang, tâm tính không tốt, và lấy đó làm lý do đuổi đi, không dạy nữa, thậm chí không cho phép nhận Ngài là Thầy. Đây hiển nhiên cũng là cố ý!
Đương sự Tôn Ngộ Không có thể không minh bạch tâm tính của bản thân mình là cái dạng gì. Nhưng mà Bồ Đề Tổ Sư ngài nhất định không thể nào không nhìn ra chỗ này. Độc giả xoàng xĩnh chúng tôi còn nhìn ra, huống nữa là Bồ Đề Tổ Sư ngài! Ngài cố ý cũng quá lộ liễu đi!
Ngài không cho Tôn Ngộ Không nhận Ngài làm Thầy, phải chăng chính là vì Ngài vốn dĩ không phải là người Thầy đích thực: Ngài không dạy tu tâm. Ngài dạy ra bản sự chỉ vừa vặn đến một mức độ nào đó. Phải chăng đó là Ngài thuận theo Thiên Ý, để hoàn thiện cho Tôn Ngộ Không, con của Trời Đất vậy.
Tôn Ngộ Không học xong bản sự rồi, trở về Hoa Quả Sơn, thế thì chuỗi các sự việc xảy ra về sau gần như là điều tất nhiên, không tránh khỏi. Với bản sự ngần ấy, cộng với tâm tính như thế, thì không đi đánh lộn khắp nơi mới là lạ! Bồ Đề Tổ Sư nhất định là đã biết trước sẽ như thế.
Ngài dạy bản sự rất vừa khéo. Phép trường sinh là để không vì nhiễm trần mà rơi vào luân hồi. 72 phép địa sát cho phép Tôn Ngộ Không có thể thiên biến vạn hóa, cộng với đặc thù của mình, thì xuất hiện thêm thiên phú thần thông “kim hầu phân thân”, dùng lông khỉ biến ra nghìn vạn con khỉ, ưu thế tuyệt đối khi quần chiến hay bị vây công. Cân đẩu vân sao? Nếu kẻ địch mạnh quá, hoặc lỡ làm ra gì đó bung bét và cần bỏ trốn, thì cân đẩu vân dùng để tháo chạy thoát thân là thuận tiện nhất rồi.
Tức là, Tôn Ngộ Không lúc này có chiến lực cường công không hề cao, nhưng mà max về khả năng biến hóa, quậy phá, và chạy trốn. Những giao chiến về sau đều cho thấy quần chiến thì vô địch, nhưng mà đụng phải cao thủ hơn một chút hoặc có tuyệt chiêu hay bảo bối đặc thù, thì Tôn Ngộ Không thường không thắng được hoặc bị thua. Gặp Nhị Lang cũng giỏi về biến hóa, lại cường công mạnh hơn, thua. Gặp Hoàng Phong quái có tuyệt chiêu thổi gió độc, thua. Gặp Hồng Hài Nhi có tam muội chân hỏa, thua. Gặp bọ cạp hoặc rết thành tinh, thua. Gặp quạt ba tiêu, thua. V.v.
Tức là Bồ Đề Tổ Sư ngài chính là cố ý tạo ra cục diện là Tôn Ngộ Không sau này sẽ quậy phá, quậy phá vừa vặn đến mức mà chỉ có một số vị cao thủ tầm cỡ nhất định —Như Lai Phật Tổ, Bồ Tát Quán Âm, Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn, v.v.— thì mới có thể thu thập được. Ngài tính toán rất chính xác đó nha!
Quậy rồi, bị thu thập, bị núi đè mấy trăm năm. Chuỗi việc ấy tuy rất nhiều năm sau mới xảy ra, nhưng mà, có lẽ đã được khởi động để sẽ xảy ra đúng như thế. Vậy mà lão Tôn làm đương sự, thì chính là như ở trong mê mà không hề nhận ra!
Sau đó cũng vừa dịp có sự kiện hồng truyền Phật Pháp. Tôn Ngộ Không đồng ý gia nhập nhóm thỉnh kinh, và phần tiếp theo sẽ chính là tu tâm. Đoạn đường lấy kinh mới là đoạn đường thành tựu và hoàn thiện nốt cho sinh mệnh nguyên thủy này.
3.
Tiếp đó là một chuỗi các tình huống mà Tôn Ngộ Không được xơi các đồ tốt.
Ngọc Đế an trí phủ đệ của Tề Thiên Đại Thánh ngay sát vườn đào (hồi 4). Có nhầm hay không? Đặt con khỉ chuyên về biến hóa hình dạng ở cạnh vườn đào! Có lẽ sau một hai hôm thì con khỉ còn chưa biết. Nhưng mà sau một thời gian đủ lâu thì nhất định sẽ biết. Đây chính là đặt lửa gần rơm mà! Và thế là sự cố trộm bàn đào xảy ra.
Còn sau vụ trộm tiên đan, thì Lão Quân cho Tôn Ngộ Không vào lò luyện đan, với lý do nêu ra là để “giết chết” Tôn Ngộ Không? Có lại nhầm nữa hay không?! Lão Quân ngài ngần ấy tuổi rồi, Ngài luyện đan ngần ấy năm mà không biết rằng luyện trong lò thì mới đích thực là giúp con khỉ ấy tiêu hóa hoàn toàn chỗ tiên đan vừa ăn trước đó?
Chỗ miêu tả các vị lúng ta lúng túng không sao giết chết được Tôn Ngộ Không cũng rất là hý kịch. Hãy xem số phận của những ai dám vi phạm luật của các vị thì biết. Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tĩnh bị đọa thẳng xuống thế gian, thậm chí thành heo. Lục Nhĩ Hầu bị Như Lai khóa lại và bị một gậy kim cô bổng đập chết. Bọ cạp tinh và rết tinh cũng bị đánh chết đương trường. Ngưu Ma Vương nếu không vội đầu hàng thì cũng bị trảm bay đầu. Hàng bao nhiêu yêu quái khác bản sự không hề nhỏ cũng có kết cục không khá hơn gì.
Tôn Ngộ Không sau khi đại náo Thiên Đình thì không bị giết, không bị đọa luân hồi mất ký ức, mà là bị núi đè mấy trăm năm chịu khổ. Có một chi tiết là khi chịu núi đè, thì hưởng chế độ ăn sắt uống đồng. Nghe thoáng thì là chịu khổ, nhưng nếu nghĩ kỹ, thì thấy đó vẫn là tiếp tục thành toàn cho Tôn Ngộ Không.
Còn vụ trộm trái nhân sâm ở Vạn Thọ Sơn nữa (hồi 24). Trấn Nguyên Tiên ngài đi vắng vừa vặn đúng dịp nhóm thỉnh kinh đi qua chỗ Ngài. Ngài biết rõ điều này. Ngài không chỉ đi vắng rất đúng lúc, mà còn đồng thời mang đi tất cả đồ đệ trong đạo quán, chỉ để lại hai đạo đồng ngố nhất truyện là Thanh Phong và Minh Nguyệt.
Có thể bạn quan tâm: Lai Nhân Cung là gì? Những yếu tố của Lai nhân cung
Xem Thêm : Code Âm Dương Sư Mới Nhất❤️️Nhập Code Onmyoji Global
Lý do Ngài nhỡ tiết lộ bảo vật của Đạo quán cũng rất miễn cưỡng: Ngài hoài niệm giao tình cũ với đời trước của Đường Tăng vốn chỉ là gặp mặt một lần tại một thịnh hội 500 năm trước, cho nên Ngài bảo Thanh Phong Minh Nguyệt để nhóm thỉnh kinh vào đạo quán và tặng trái nhân sâm. Thế này thì có đúng là đưa mỡ đến miệng mèo hay không?! Ngài còn “cẩn thận” dặn dò là đừng để tên trộm đang làm đồ đệ của Đường Tăng hay biết. Vậy là Ngài đã biết vụ ăn trộm vườn đào năm đó rồi, đúng không! Lão Tôn tinh ranh thế, mà Ngài còn “ngây thơ” trông chờ vào Thanh Phong và Minh Nguyệt có thể giấu được chuyện này.
Ngài cho siêu trộm vào nhà, nhưng Ngài đi vắng, đồng thời mang đi tất cả đồ đệ, chỉ để lại hai vị lơ ngơ nhất ở lại trông nhà, và Ngài còn “không cẩn thận” để lộ thông tin về trái cây ngon nhất toàn truyện. Quá giả! Quá giả rồi! Đây chính là cố ý!
4.
Thành tựu một sinh mệnh cao tầng là không phải việc đơn giản đâu.
Tu tâm cho tốt thì chỉ là phần tu tính. Còn luyện mệnh ấy, nếu theo cách truyền thống của cả Phật gia và Đạo gia, thì phải luyện trong tĩnh, năng lượng nhập đan điền, nhập bụng dưới, trong tĩnh mà cải biến thân thể.
>> Vì sao có thể nói “cơ thể người là một tiểu vũ trụ”?
Nhưng mà Tôn Ngộ Không quá đặc thù, chính là không tham thiền nhập định. Có lẽ chính vì lý do này, mà các cao nhân trong truyện quyết định là thành toàn cho Tôn Ngộ Không bằng cách cho ăn thiệt nhiều đồ tốt! Đương nhiên, không thể đưa cho một cách quá lộ liễu được, vì vậy mới diễn ra các cảnh vừa la mắng om sòm vừa đánh đuổi ầm ỹ, nhưng mà rồi rốt cuộc thì vẫn là Tôn Ngộ Không ẵm đồ tốt và xong việc. Con cưng của Trời Đất có khác.
Chúng ta đọc truyện thì biết thế thôi, chứ đừng tìm cách bắt chước. Thiên tài địa bảo không phải là ra đường mà nhặt được đâu. Những thứ đó nếu không phải là trong tay Ngọc Đế, thì là trong tay Lão Quân a, Trấn Nguyên Tiên a, v.v.
Có thể có thắc mắc thế này: Muốn hoàn thiện, ok, nhưng sao không cưỡng ép Tôn Ngộ Không tu luyện theo cách thông thường? Tham thiền nhập định? Cứ cho là có thể làm được như thế đi, vậy thử hỏi kết quả sẽ là gì? Đưa Tôn Ngộ Không trở thành giống như Đường Tăng phải không? Từ một sinh mệnh linh động hoạt bát, trở thành suốt ngày tụng kinh lần tràng hạt sao? Nếu mà thật sự làm thế, thì người ta sẽ bảo là, đưa cho ông một khối thiên ngoại vẫn thạch thượng đẳng, ông không làm ra tuyệt thế bảo kiếm thì thôi, mà lại làm ra vòng trang sức đeo cổ! Không hợp!
Phản bổn quy chân không phải là cưỡng ép biến cái cây thành bông hoa. Hoàn thiện một sinh mệnh không phải là ép nó đúc vào cái khuôn định sẵn mà ai đó chủ quan cho là tốt. Không phải thế. Phản bổn quy chân là làm sao phát huy hợp lý nhất sở trường và bản tính của sinh mệnh ấy. Đạo lý là vậy.
>> Đạo lý ẩn chứa trong phần mở và kết của tứ đại danh tác Trung Hoa (P1)
Xã hội hiện nay có một số phương thức tu luyện, mà trong đó, người ta cùng nhau tham gia một giáo hội nào đó, họ để cùng một kiểu tóc, mặc cùng một đồng phục, họ ăn ở và sinh hoạt thống nhất cùng một phương thức nào đó, họ miêu tả cái đích mà họ hướng tới là cái gì đó hoàn toàn tuyệt đối. Tất cả điều ấy làm cho người đời liên tưởng rằng mục tiêu của tu luyện phải chăng là để trở thành giống nhau hết.
Đó là hiểu nhầm rất lớn về tu luyện. Tu luyện là phản bổn quy chân, là phồn diễn như vạn hoa khoe sắc, chứ không phải để khiến mọi người thảy đều biến thành giống nhau.
5.
Muốn xây nhà cao ốc, thì phải cần cả nguyên vật liệu, cùng với công nghệ về xây dựng và kiến trúc. Phải chăng người tu luyện cũng như thế, muốn hoàn thiện chính mình, thì cũng cần cả uy đức và thấu tỏ được Pháp, theo tiêu chuẩn mà tầng thứ đó yêu cầu. Vũ trụ này có đạo lý “bất thất bất đắc”, không mất thì không được, tức là, có làm mới có hưởng. Cho nên, muốn có những điều ấy, thì nhất định phải trải qua các loại khó nạn mới được. Phải chăng Tây Du Ký chính là muốn truyền đạt đạo lý đó: Chặng đường thỉnh kinh, đối với Tôn Ngộ Không, chính là vừa để kiến lập uy đức, vừa tu tâm tính, và vừa thành tựu cái Đạo của mình.
Đoạn đầu chặng đường thỉnh kinh, thì Tôn Ngộ Không còn nhiều thiếu sót, như nóng nảy, vô pháp vô thiên, v.v. Có gì thì cứ vung gậy đập là xong chuyện. Nhưng các đoạn về sau, thì Tôn Ngộ Không đã dần dần chủ động giải quyết các việc theo cách mà phù hợp với đạo lý của các tầng khác nhau. Đó là biểu hiện của việc chứng ngộ ra cái Đạo của mình.
Ví như ở Xa Trì quốc (hồi 45), khi xử lý ba tên yêu quái, Hổ, Lộc, và Dương (dê), thì không hề một gậy đập chết, mà khéo léo để những tên yêu quái này lộ ra bộ mặt thật, để con người thấy đó là yêu quái giả dạng lừa người, rồi sau đó mới xử lý.
Ví như đến Tỳ Khưu quốc (hồi 78), khéo léo giải cứu các em bé bị bắt, và giải quyết vấn đề ở nước này.
Ví như ở Diệt Pháp quốc (hồi 84), cạo đầu vua và hoàng hậu cùng một số nhân vật trong hoàng cung, để nhà vua nước này bãi bỏ chính sách đàn áp người tu Phật.
V.v.
Cuối cùng, Tây Du Ký kể rằng, Tôn Ngộ Không tu thành viên mãn, chứng đắc “Đấu Chiến Thắng Phật”. Làm hộ pháp, chuyên xử lý tà ma. Vậy cũng là một phương án hoàn thiện hợp lý nhất theo sở trường và bản tính của Tôn Ngộ Không, cũng là hợp với tinh thần phản bổn quy chân.
Bài viết này chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả. Có gì chưa thấu tình đạt lý, mong độc giả lượng thứ.
Thiên ĐứcTác giả gửi TTVN
Bài 1: Vô sở cầu khi phát tâm tu luyện – Đạo lý tu luyện trong Tây Du KýLàm gì đó mà không xuất phát từ tâm truy cầu. Không vì danh lợi mà làm. Không vì ái hận mà làm. Không vì lợi ích dẫn dụ hay khó khăn thúc ép mà làm. Ấy là vô sở cầu. Bài 2: Tính mệnh song tu – Đạo lý tu luyện trong Tây Du KýTrong giới tu luyện có cụm từ “tính mệnh song tu”, đó là gì? Bài 3: Phản bổn quy chân – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký Có lẽ chỗ hay nhất ở Tây Du Ký là miêu tả quá trình hoàn thiện của một sinh mệnh nguyên thủy. Bài 4: Ngộ tính – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký Cùng theo một thầy học Đạo, cùng đi một chặng đường tu, nhưng mà, thành quả mỗi người một khác. Điều đầu tiên làm nên khác biệt ấy chính là: NGỘ TÍNH. Bài 5: Chính và tà – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký Trong Tây Du Ký, cũng như trong văn hóa Thần truyền, đều có nhận thức “chính và tà”. Từ góc độ tu luyện, thì thế nào là chính phái hay tà phái, căn cứ vào đâu mà xác định? Hãy thử xét qua các diễn biến khái quát trong truyện. Bài 6: Tu luyện là tự nguyện – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký
Xem thêm: Hình nền iPhone 6 – 6plus
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Bài 3: Phản bổn quy chân – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn