Cùng xem Diorama là gì? Tại sao bạn nên thử 1 lần khi chơi Gundam trên youtube.
- Google Duo là gì? Có tính năng gì, có miễn phí không?
- Văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật Từ Hải trong bài Chí khí anh hùng (2 Dàn ý 13 mẫu) 13 bài phân tích nhân vật Từ Hải
- Sếp hay Xếp Cách dùng sao cho đúng
- Top 6 cô gái sở hữu khuôn mặt đẹp hoàn hảo trong mắt chuyên gia thẩm mỹ: Số 5 thật khó tin
- giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
Chơi mô hình nói chung và Gundam nói riêng, chắc hẳn đã có lúc bạn nghe nhắc đến từ diorama. Vậy diorama là gì? Mấy tiểu cảnh người ta hay trưng ra gọi là diorama nhìn thật thích. Hãy cùng nShop tìm hiểu về diorama là gì, và nó liên quan với Gundam ra sao nhé.
Bạn đang xem: Diorama là gì
Diorama là gì?
Về mặt nguồn gốc chữ nghĩa thì từ Diorama được Louis Daguerre và cộng sự Charles Marie Bouton đặt ra vào năm 1822. Lúc đó ông đang làm thiết kế bối cảnh cho nhà hát Opera ở Paris, cực kỳ nổi tiếng với các phông cảnh hiệu ứng mặt trời mọc, hoàng hôn. Theo đó, nghĩa ban đầu của diorama được dùng để chỉ các càn diễn, bối cảnh sân khấu hoành tráng (thậm chí có cái còn xoay được và nhiều tầng). Sau đó, diorama còn tiến vào các bảo tàng, mô phỏng lại các quang cảnh thực tế trên quy mô lớn để thu hút khách tham quan.
Đọc thêm: 4 bước làm Gundam Diorama đơn giản
Từ từ, nghĩa của diorama được mở rộng hơn. Ngày nay, khi hỏi diorama là gì, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những tổ hợp mô hình, tái hiện lại một cảnh quan thực tế hoặc tưởng tượng. Ở Việt Nam, từ gần nghĩa với diorama và được dùng nhiều nhất là “sa bàn”. Bạn có thể gọi diorama kiến trúc là sa bàn kiến trúc, diorama quân sự là sa bàn quân sự… đều được.
Sa bàn nguyên gốc là tên của những chiếc bàn có đổ cát bên trên, tái dựng địa hình cho mục đích học tập, nghiên cứu của người Hy Lạp cổ xưa. Nó sau đó còn được dùng nhiều trong chiến tranh như một kiểu bản đồ 3D trận địa để dễ hình dung việc điều quân (bạn xem phim cũng hay thấy dạng này). Qua thời gian, nghĩa của từ sa bàn ở Việt Nam cũng biến đổi, mở rộng ra như diorama, không còn giới hạn ở chiếc bàn phủ cát nữa.
Kiểu tạo ra các bối cảnh mô phỏng thật ra không mới, và đã xuất hiện từ rất lâu ở nhiều nước trước khi từ “diorama” ra đời. Chẳng hạn như nghệ thuật bonkei, bonsai ở Nhật từ thế kỷ thứ 6 cũng là một dạng như vậy. Người ta trồng các loại cây kiểng và tạo dáng chúng trong chậu nhỏ nhưng trông như một cây cổ thụ ngoài đời, thậm chí còn có cả thảm cỏ, vài tiểu cảnh nhân vật…
Ngoài ra, cần lưu ý rằng diorama không có nghĩa là phải làm thu nhỏ lại so với bối cảnh thật. Bạn có thể làm tùy lệ tùy thích theo ý muốn và khả năng của mình. Ngay cả làm lớn hơn cảnh thật thì nó vẫn là diorama.
Tóm lại, diorama hay sa bàn giờ đây là chỉ những tác phẩm tái hiện lại một khung cảnh, khoảnh khắc nào đó thông qua việc xếp đặt nhiều mô hình nhỏ hơn, tương tác với nhau bên trong.
Thú chơi mô hình diorama là gì?
Có thể bạn quan tâm: Bướm phụ nữ đẹp là như thế nào? Hình ảnh
Xem Thêm : lập trình viên thi khối nào
Dân chơi mô hình rất thích diorama. Điều này cũng dễ hiểu bởi sự tương thích về tính chất của hai bên. Khi đã có những mô hình mình yêu thích, dày công lắp ráp, sơn phết, bạn hiển nhiên muốn chúng càng đẹp hơn, thật hơn nữa. Còn gì bằng khi đặt chúng vào một bối cảnh nào đó. Thế là bạn bắt tay vào làm một diorama nhỏ cho mô hình của mình.
Diorama đặc biệt phổ biến với những người chơi mô hình tàu hỏa và mô hình quân sự. Sẽ thật chán khi những đoàn tàu mô hình đắt tiền chỉ chạy được vòng vòng trong một khoảng không buồn tẻ. Hãy cho nó băng qua các dòng suối, chạy theo con sông, xuyên qua núi, dưới những rặng cây… Không ít sa bàn tàu lửa bự đến cả căn phòng, thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Còn về mô hình quân sự thì diorama là cách siêu tốt để tái hiện các sự kiện, quang cảnh chiến tranh, giúp loại mô hình này như được sống dậy.
Thú chơi diorama ngày một phổ biến hơn nhờ nguyên liệu, công cụ càng lúc càng đa dạng, các bài hướng dẫn cũng nhiều và dễ tiếp cận hơn. Đã có rất nhiều người chơi Gundam làm luôn cả diorama cho mô hình của mình sau khi ráp, custom xong. Gundam ban đầu cũngg được định nghĩa là những cỗ máy chiến tranh, nên nó vô cùng hợp với kiểu diorama quân sự, hợp với các cảnh đổ nát, cháy nổ, tàn phá… Diorama giống như một sân chơi mở rộng thêm cho người yêu Gundam.
Không giới hạn ở kiểu cảnh quan thiên nhiên, nhà cửa, người chơi mô hình và diorama có thể sáng tạo bất cứ gì họ muốn. Đó có thể là một quang cảnh cuộc sống hàng ngày, một thế giới tưởng tượng như trong các video game, đơn giản chỉ là nền đất, hoặc phức tạp như một đô thị…
Có thể bạn quan tâm: Pokemon Terrarium – 1 dạng diorama Pokemon đẹp mắt
Kỹ thuật làm diorama là gì? Có khó không?
Câu trả lời tùy vào mức độ chi tiết và sự phức tạp mà bạn muốn thành phẩm diorama là gì. Diorama có thể siêu dễ, thậm chí chỉ cần làm bằng giấy, cắt hình dán thành phông nền, mặt đất. Diorama cũng có thể siêu khó, cầu kỳ đến mức khi chụp lên hình người ta không phân biệt được cái nào là cảnh thật, cái nào là diorama. Không ít các bộ phim cũng sử dụng diorama để quay cảnh.
Các kỹ thuật làm diorama qua quá trình phát triển lâu dài của cộng đồng người chơi mô hình, các nghệ sĩ hậu trường, giới kiến trúc… đã trở nên rất phong phú, gần như có thể tạo ra mọi cảnh vật. Bạn có thể lên youtube hay google là tìm kiếm, sẽ thấy rất nhiều clip chỉ làm diorama, từ cơ bản đến cao siêu. Hoặc mua sách đọc để biết làm diorama là gì cũng rất bổ ích.
Nguyên liệu của diorama là gì?
Mọi thứ xung quanh ta đều có thể trở thành nguyên liệu làm diorama, quan trọng là sức sáng tạo của bạn thôi. Người ta có thể tận dụng những chai lọ cũ, hay hộp đựng để biến nó thành các công trình kiến trúc, hay dùng vải lông để làm nền cỏ…
Nếu làm diorama cảnh thiên nhiên, đô thị thì những nguyên liệu hay được sử dụng có thể kể đến như thạch cao, mút xốp, đất sét, cành khô, giấy vụn… Bạn cũng có thể mua các nguyên, vật liệu chuyên dụng như thân cây mô hình, bột cát, bột tạo màu, bột lá, các loại dung dịch tạo hiệu ứng nước biển, sóng, bọt, máy xếp cỏ… Có rất nhiều hãng trên thị trường đang cung cấp nguyên liệu, dụng cụ đặc biệt dành riêng cho thú chơi này.
Tim mua: Một số mẫu phụ kiện kiểu nhà xưởng cho Gundam
Xem thêm: The Right Journey
Xem Thêm : Bài Thơ Ông Mặt Trời Óng Ánh ❤Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Đọc thêm: Top 5 dụng cụ Gundam cơ bản cần có khi chơi Gunpla
Các kiểu thường thấy trong Gundam Diorama là gì?
Dưới đây là những chủ đề thường thấy trong giới chơi Gundam Diorama, biết đâu bạn có thể tìm cảm hứng cho mình đấy.
Gundam Diorama nhà xưởng
Gundam Diorama thiên nhiên (rừng, sông biển, dưới nước…)
Gundam Diorama thành phố đổ nát
Gundam Diorama cuộc sống thường ngày
Bạn đã biết diorama là gì rồi. Giờ hãy bắt tay vào sáng tạo thôi.
Xem thêm: Custom Gundam là gì? Làm cách nào để Custom Gundam?
Có thể bạn quan tâm: Ngành Công Nghiệp Không Khói Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Ngành Công Nghiệp Không Khói
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Diorama là gì? Tại sao bạn nên thử 1 lần khi chơi Gundam. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn