Cùng xem phiếu giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp trên youtube.
Mẫu phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Mẫu phiếu tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu phiếu được giáo viên lập ra để tự đánh giá về chuẩn nghề nghiệp giáo viên bậc THPT. Mẫu phiếu nêu rõ thông tin của giáo viên, nội dung đánh giá nghề nghiệp… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Bạn đang xem: phiếu giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp
Phiếu tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GDPT
- 1. Các cấp độ đánh giá giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
- 2. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
- 3. Mẫu phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông số 1
- 4. Mẫu phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông số 2
1. Các cấp độ đánh giá giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Để có căn cứ cho giáo viên phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực, qua đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
Theo đó, quy chuẩn nghề nghiệp nêu tại Thông tư này áp dụng với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú…
Tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông gồm 05 tiêu chuẩn nêu tại Chương II Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20 này và được xếp theo 03 mức độ với cấp độ tăng dần:
– Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao khi dạy học, giáo dục học sinh;
– Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
– Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển giáo dục địa phương.
2. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
Các chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí:
Tiêu chuẩn 1 – Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
b) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.
Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo
a) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn 2 – Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh
a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Tiêu chuẩn 3 – Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
Tiêu chí 8: Xây dựng văn hóa nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có);
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có);
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.
Tiêu chí 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);
c) Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Tiêu chuẩn 4 – Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chí 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
b) Mức khá: Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
c) Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan.
Tiêu chí 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
a) Mức đạt: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp; thông tin về chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học sinh học tập, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của học sinh.
Tiêu chí 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
a) Mức đạt: Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tiêu chuẩn 5 – Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
b) Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định;
b) Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục tộc;
Cách xếp loại kết quả đánh giá
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt, giáo viên phải đảm bảo có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 2 – Phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức tốt.
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, phải có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí Tiêu chuẩn 2 – Phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức khá trở lên;
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt, giáo viên có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên.
Giáo viên chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên nếu có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Các giáo viên sẽ tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
3. Mẫu phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông số 1
SỞ GD&ĐT …………………
TRƯỜNG THPT ………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Có thể bạn quan tâm: lời chúc sinh nhật cô giáo hài hước
Xem Thêm : Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Ví dụ minh họa về trợ từ, thán từ?
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Năm học…………………..
Họ và tên giáo viên: ……………………… Giáo viên Hạng: III
Chuyên môn được đào tạo: Sư phạm Toán. Trình độ: Đại học
Tổ (nhóm) chuyên môn: KHTN. Chức vụ: Giáo viên
Những nhiệm vụ chính được giao trong năm học: Giảng dạy môn ………………….
Căn cứ Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, đối chiếu các minh chứng và kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong năm học với các tiêu chí, bản thân tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Mức độ đánh giá
CĐ
Đ
K
T
Tiêu chuẩn 1:
Phẩm chất nhà giáo
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
x
Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
x
Tiêu chuẩn 2:
Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
x
Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
x
Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
x
Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
x
Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
x
Tiêu chuẩn 3:
Xây dựng môi trường giáo dục
Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
x
Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
x
Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
x
Tiêu chuẩn 4:
Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
x
Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
x
Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
x
Tiêu chuẩn 5:
Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
x
Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
x
(Kèm theo phiếu này là phụ lục các minh chứng)
1. Nhận xét (ghi rõ):
– Điểm mạnh: Kế hoạch cá nhân hằng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp với các hình thức, phương pháp lựa chọn lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng; có sử dụng CNTT trong dạy học (thường xuyên đăng ký giờ dạy ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao).
– Những vấn đề cần cải thiện, tự bồi dưỡng: năng lực Ngoại ngữ và Tin học.
2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo
– Mục tiêu: Nâng cao năng lực Ngoại ngữ và Tin học.
– Nội dung đăng ký học tập, bồi dưỡng (các năng lực cần ưu tiên cải thiện): Bồi dưỡng năng lực Ngoại ngữ và Tin học.
– Thời gian: tháng ……..năm …….
– Điều kiện thực hiện: Được BGH bố trí nghỉ vào thứ 7 hàng tuần.
Tự xếp loại kết quả đánh giá: Khá
…… ngày … tháng …….năm …….
Người tự đánh giá
4. Mẫu phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông số 2
PHÒNG GD&ĐT …………TRƯỜNG ……..-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc-
PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁTHEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC: ……….
Họ và tên giáo viên: ………………………………………………………………………………
Trường …………………………………………………………………………………………….
Môn dạy: ……………………. Chủ nhiệm lớp …………………………………………………
Quận/Huyện/Tp,Tx. ……………….. Tỉnh/Thành phố …………………………………………
Tiêu chí
Kết quả xếp loại
Minh chứng
CĐ
Đ
K
T
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
x
– Có phiếu đánh giá và phân loại viên chức của nhà trường đã ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
– Có biên bản họp xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của tổ.
-Có thư cảm ơn, khen ngợi của cha mẹ học sinh
Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo
x
– Có phiếu đánh giá và phân loại viên chức của nhà trường đã ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tham khảo: tranh tô màu xe buýt
Xem Thêm : Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá | Ngắn nhất Soạn văn 8 – VietJack.com
– Có kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm có số học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập vượt chỉ tiêu được nhà trường tặng giấy khen và phần thưởng.
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
x
– Có Bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Tiểu học chuyên ngành đào tạo .
– Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên được nhà trường xét duyệt.
– Có biên bản đánh giá tiết dạy xếp loại Giỏi trong năm học ……………….
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
x
– Có kế hoạch dạy nhọc phù hợp với từng đối tượng trong lớp năm học ……………….đã được nhà trường xét duyệt
– Có kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm có sự tiến bộ rõ rệt lên lớp 100%.; có 25 em được nhà trường khen thưởng .
– Biên bản họp của tổ chuyên môn.
Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
x
– Có Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại giỏi.
– Có kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm có sự tiến bộ rõ rệt lên lớp 100%.; có 25 em được nhà trường khen thưởng .
– Biên bản họp của tổ chuyên môn.
Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
x
– Có Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại giỏi.
– Có kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm có sự tiến bộ rõ rệt lên lớp 100%.; có 25 em được nhà trường khen thưởng .
– Biên bản họp cha mẹ học sinh.
Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh
x
– Có Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại giỏi.
– Có kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm có sự tiến bộ rõ rệt lên lớp 100%.; có 25 em được nhà trường khen thưởng .
– Sổ kế hoạch chủ nhiệm.
Tiêu chuẩn 3. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục
Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
x
– Có phiếu đánh giá và phân loại viên chức của nhà trường đã ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
– Có biên bản họp xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của tổ.
Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
x
– Báo cáo của hội đồng SP nhà trường.
– Có biên bản họp xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của tổ.
Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
x
– Có Biên bản họp cha mẹ học sinh.
– Có kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm có sự tiến bộ rõ rệt lên lớp 100%.; có 25 em được nhà trường khen thưởng .
-Có Sổ chủ nhiệm.
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
x
– Có Biên bản họp cha mẹ học sinh đầu năm ,cuối kì 1 và cuối năm.
– Cung cấp số điện thoại của GVCN và PHHS cả lớp.
– Có Sổ chủ nhiệm.
Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
x
– Cha mẹ học sinh ghi nhận sự trao đổi thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh và thông tin đầy đủ qua SMAS tin nhắn LLĐT .
– Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra; không để xẩy ra bạo lực học đường.
Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
x
– Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh .
– Sổ chủ nhiệm.
– Hội đồng nhà trường ghi nhận sự trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh qua Hòm thư tin nhắn SMAS (tin nhắn Liên lạc điện tử) .
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục
Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
x
– Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản .
Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
x
– Có Chứng chỉ tin học.
– Đã sử dụng CNTT trong hoạt động dạy học.
– Kết quả thực hiện kế hoạch dạy học, công tác hàng năm có tích hợp ứng dụng công nghệ, thiết bị công nghệ trong dạy học và công tác quản lí học sinh.
1. Nhận xét (ghi rõ):
– Điểm mạnh:
– Phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống trung thực, giản dị, tác phong nhanh nhẹn, lề lối làm việc nghiêm túc.
– Nhiệt tình, năng nổ trong mọi hoạt động của nhà trường.
– Vững vàng trong chuyên môn, có tinh thần chủ động hợp tác với đồng nghiệp, thái độ cầu thị, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
– Cư xử, giao tiếp đúng mực, lịch sự với đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh
– Sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ được giao với tinh thần và quyết tâm cao nhất.
– Những vấn đề cần cải thiện:
– Cần cải thiện ngoại ngữ và nâng cao công nghệ thông tin phục vụ cho ứng dụng dạy học.
– Trong chuyên môn chưa cải thiện tốt được chất lượng bồi dưỡng Câu lạc bộ Toán & Tiếng Việt do mình phụ trách để đạt kết quả cao nhất có thể .
2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo
– Mục tiêu:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học ………………
+ Tăng cường sử dụng tiếng Anh và băng tương tác.
+ Phấn đấu đạt giải nhì đồng đội và nhiều cá nhân đạt giải cao .
– Nội dung đăng ký học tập, bồi dưỡng (các năng lực cần ưu tiên cải thiện):
+ Sử dụng tốt về phần mềm trong băng tương tác.
+ Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng.Câu lạc bộ Toán & Tiếng Việt Năm học……….
– Thời gian:
+ Từ tháng ….năm …….đến tháng …..năm ………
– Điều kiện thực hiện:
+ Tự học Online.
+ Được phân công phụ trách chủ nhiệm và giảng dạy học sinh lớp 5 trong năm học……..
Xếp loại kết quả đánh giá1: Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
….…., ngày…tháng…năm….
Người tự đánh giá(Ký và ghi rõ họ tên)
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Xem thêm: Lời bài hát Duyên phận
- Mẫu phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
- Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên giáo dục phổ thông
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết phiếu giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn