Cùng xem giao tiếp liên văn hóa là gì trên youtube.
Để mở đầu cho chuỗi bài viết về giao tiếp liên văn hóa trong quá trình du học, Linh sẽ khái quát những nét chính về các khái niệm giao tiếp, văn hóa và giao tiếp liên văn hóa. Qua đó giúp các bạn nắm những hiểu biết nền tảng để giải thích các hiện tượng xung đột văn hóa trong quá trình giao tiếp.
Nội dung chính
Bạn đang xem: giao tiếp liên văn hóa là gì
Hãy tượng tượng bạn đang chơi trò chơi bóng bàn. Khi giao tiếp, người cung cấp thông tin sẽ đánh quả bóng thông tin dưới hình thức ngôn từ hoặc phi ngôn từ về phía người tiếp nhận và ngược lại. Trong giao tiếp nhiều hơn hai người, trò chơi sẽ phức tạp hơn khi nhiều người sẽ cùng lúc đánh quả bóng của họ về phía người tiếp nhận. Quá trình giao tiếp sẽ phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể và truyền tải các nội dung muốn truyền đạt giữa họ với nhau. Một cách khái quát, giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin lẫn nhau bằng các hình thức diễn đạt ngôn từ hoặc phi ngôn từ.
Hiểu về khái niệm văn hóa có phần phức tạp hơn. Thời đại học, khi học về khái niệm “văn hóa”, tôi không còn nhớ các định nghĩa sau khi kết thúc bài kiểm tra ngoài một điều: có hơn 500 định nghĩa về văn hóa. Có lẽ tôi nên học về thống kê hơn là nghiên cứu văn hóa!
Tính phức tạp của khái niệm, sự đa dạng trong chuyên ngành và hướng nghiên cứu cũng như sự thiếu thống nhất giữa các nhà nghiên cứu khiến việc hiểu khái niệm văn hóa trở thành một thử thách. Khi viết cuốn sách này tôi đã phải lục tung các sách viết về giao tiếp liên văn hóa của các học giả phương Tây ở thư viện trường Đại học Quốc tế Nhật Bản và tôi không mấy bất ngờ khi nhận ra rằng mỗi sách có một định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Tôi trở về với khái niệm của học giả Trần Ngọc Thêm với ngôn từ gần gũi và có tính khái quát cao, đây cũng là khái niệm được đa số các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam sử dụng: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[1].
Định nghĩa này xác định con người có vai trò chủ thể sáng tạo ra văn hóa. Sự sáng tạo này được thực hiện thông qua hai hoạt động cơ bản của con người trong quá trình tương tác với tự nhiên và xã hội là hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần, do đó văn hóa hàm chứa tính giá trị về mặt vật chất và tinh thần. Tích lũy dần từ đời này qua đời khác, các giá trị này phản ánh tính lịch sử hay nói cách khác là bề dày quá khứ của văn hóa. Hơn nữa, các giá trị vật chất và tinh thần không tách rời riêng rẽ mà liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các giá trị, định hình tính hệ thống của văn hóa.
Dựa trên tiêu chí mục đích sử dụng, Trần Ngọc Thêm cho rằng văn hóa vật chất bao gồm những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra để đáp ứng các nhu cầu vật chất như đồ ăn, đồ mặc, phương tiện đi lại,…còn văn hóa tinh thần bao gồm những sản phẩm do hoạt động tinh thần của con người tạo ra như tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, lễ hội…
Tôi có chút băn khoăn về lý giải này bởi những sản phẩm thuần túy vật chất không đơn thuần chỉ có cái vỏ vật chất mà còn phản ánh giá trị tinh thần của cộng đồng tạo ra hoặc sử dụng nó. Đơn cử như món ăn, trong khi shushi phản ánh tinh thần yêu chuộng sự tinh tế, hài hòa, gần gũi với thiên nhiên của người Nhật thì bánh mì hamberger gợi nhắc đến lối sống công nghiệp với tinh thần tôn trọng thời gian vật chất của người Mỹ. Mà cho dù là bánh mì hamberger, giá trị của nó ở tiệm MacDonald tại Mỹ đơn giản chỉ là món ăn nhanh cho tầng lớp lao động thì tại Việt Nam bánh mì MacDonald có thể thỏa mãn nhu cầu hướng tới sự sang trọng, năng động, hợp thời của giới trẻ tầng lớp trung lưu.
Với người theo đạo Hồi, món ăn phải chế biến theo phương pháp halal (nghĩa là hợp pháp), phù hợp theo quy định đề ra trong kinh Coran. Thức ăn halal không chứa rượu hay chất gây nghiện, thực phẩm nguồn gốc thực vật hay động vật phải được xử lý theo đúng phương pháp đạo Hồi (chẳng hạn, người giết mổ động vật phải cầu nguyện trước khi giết thịt, các bộ phận ở đầu và cuống họng động vật phải bị cắt bỏ dứt khoát bằng dao sắc, đầu của động vật lúc bị giết thịt phải quay về hướng người Hồi giáo cầu nguyện). Ẩn chứa trong giới luật halal là một lối sống lành mạnh, tinh thần tuân thủ giáo lý và tôn thờ Allah của các tín đồ người Hồi.
Tôi nghiêng về cách tiếp cận của Trompenaars và Hampden-Turner [2] khi lý giải về các giá trị của văn hóa: Văn hóa có đa tầng lớp.
Xem thêm: mua chứng chỉ an toàn nhóm 2
Xem Thêm : Mẫu báo cáo thực tập chuẩn, mới nhất cho thực tập sinh 2022
Lớp bên ngoài của văn hóa là lớp vỏ vật chất có thể nhìn, nghe, cảm thấy như ngôn ngữ, nhà cửa, món ăn, thời trang, âm nhạc, lễ hội,… Trong hình thái tảng băng trôi văn hóa thì đây chính là phần nổi phía trên mặt nước mà chúng ta có thể nhìn thấy, biểu đạt chỉ 10% lượng thông tin. 90% lượng thông tin còn lại được ẩn chứa ở lớp giữa và lớp cốt lõi của tảng băng trôi.
Tảng băng trôi văn hóa đa tầng lớp
Lớp giữa gồm các chuẩn mực (norm) và giá trị (value). Chuẩn mực quy định cho các thành viên trong cộng đồng về những điều “đúng – sai” mà họ nên làm, không nên làm. Các quy tắc tiêu chuẩn này được ghi thành văn trong luật lệ hoặc được thỏa thuận không thành văn trong cộng đồng.
Các chuẩn mực phản ánh giá trị, là tiêu chí quyết định như thế nào là “tốt – xấu” trong tư tưởng, quan niệm của cộng đồng. Trẻ em Việt Nam được dạy phải vòng tay cuối đầu chào khi gặp người lớn, đó là chuẩn mực đứa trẻ phải thực hành trong ứng xử. Sâu xa gốc rễ của cách chào này là các giá trị thể hiện quan niệm tôn trọng thứ bậc, tuổi tác trong cộng đồng người Việt.
Lớp cốt lõi bên trong là những giả định về sự tồn tại của con người. Lịch sử loài người chứng kiến sự đấu tranh của con người với môi trường tự nhiên và các thế lực đối lập từ các cộng đồng người khác để tồn tại. Các nhóm cộng đồng này sẽ tự tổ chức, xây dựng các quy tắc để giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình tương tác với tự nhiên và xã hội, hình thành các hệ giá trị của cộng đồng. Mỗi cộng đồng hình thành trong điều kiện khác nhau sẽ có những hệ giả định, giá trị và chuẩn mực riêng.
Cooper và Calloway-Thomas gọi lớp cốt lõi này là niềm tin (belief) – những quan niệm của con người về thế giới được cho là đúng mà không cần chứng minh, chưa có cơ sở khoa học rõ ràng.[3] Trong tảng băng trôi văn hóa, lớp giữa và lớp lõi chính là phần chìm dưới mặt nước, có bề dày và độ sâu gấp nhiều lần so với phần vật chất phía trên mặt nước chúng ta có thể nhìn thấy được.
Quan điểm văn hóa đa tầng lớp có đôi nét nét tương đồng với định nghĩa về văn hóa của Trần Ngọc Thêm. Nếu giá trị vật chất chính là lớp bên ngoài thì giá trị tinh thần chính là lớp giữa và lớp cốt lõi với các chuẩn mực, giá trị, niềm tin. Hơn hết, các giá trị vật chất, tinh thần đa tầng lớp này hình thành thông qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên, xã hội của các cộng đồng người suốt chiều dài lịch sử.
Giao tiếp liên văn hóa
Giao tiếp liên văn hóa xuất hiện khi có ít nhất hai người đến từ hai nền văn hóa hoặc hai tiểu văn hóa khác nhau trao đổi thông tin bằng các ký hiệu ngôn từ hoặc phi ngôn từ. Nền văn hóa có thể là văn hóa của một quốc gia, dân tộc, khu vực như văn hóa Nhật Bản, Việt Nam, Bắc Mỹ, Trung Đông.
Tiểu văn hóa xuất hiện trong cùng một nền văn hóa nhưng có những nét khác biệt về ngôn ngữ, quan điểm về thứ bậc, tuổi tác, vai trò giới tính,…Chẳng hạn, văn hóa đồng bằng châu thổ sông Hồng (miền Bắc), văn hóa đồng bằng duyên hải Trung bộ (miền Trung), văn hóa đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (miền Nam) là các tiểu văn hóa trong khuôn khổ nền văn hóa Việt Nam.
Tôi gọi sự va chạm giữa các nền văn hóa hay tiểu văn hóa là sự va chạm giữa những tảng băng trôi (những tảng băng trôi chơi bóng bàn). Do những khác biệt lớn ở tầng sâu dưới mặt nước, sự va chạm trong giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau sẽ tác động đến các quy chuẩn, giá trị và niềm tin cốt lõi ở tầng sâu.
Cách nhìn nhận
Có thể bạn quan tâm: nhận làm chứng chỉ tin học
Xem Thêm : Hướng dẫn chạy quảng cáo trực tiếp trên Fanpage
Cách nhìn nhận của con người luôn khác nhau dù cùng hướng về một hiện tượng, đối tượng và trong cùng một hoàn cảnh. Trong cùng một nhóm học tập, sinh viên Việt Nam thường cho rằng sinh viên Nhật rất chắc chắn, cẩn thận trong thảo luận và ra quyết định, trong khi sinh viên Mỹ lại đánh giá sinh viên Nhật ít nói, chậm ra quyết định. Sự khác nhau này bắt nguồn từ cơ chế hoạt động của bộ não khi não lựa chọn, phân tích, đánh giá thông tin tiếp nhận được.
Theo John Medina, một nhà sinh học phân tử phát triển chuyên nghiên cứu về gen và cơ chế hoạt động của bộ não, người đặt nền móng thành lập hai viện nghiên cứu lớn về não người tại Mỹ đồng thời là tác giả của nhiều sách bán chạy về trí não, thì “Chúng ta không nhìn bằng mắt. Chúng ta nhìn bằng não”. Về mặt sinh học, những hình ảnh mà mắt nhìn thấy sẽ được mã hóa khi đưa đến bộ não, kết hợp với những thông tin đã được lưu trữ sẵn trong não để đưa ra nhận định. Với nền tảng học vấn, kinh nghiệm, đặc điểm giới tính, chuẩn mực, giá trị, niềm tin,… khác nhau, bộ não sẽ lựa chọn và phân tích ra sản phẩm nhận thức khác nhau. “Chúng ta thấy những gì bộ não bảo chúng ta thấy” chính là kết quả của quá trình này. [4]
Những đánh giá có tính khuôn mẫu về các nền văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của con người trong quá trình giao tiếp liên văn hóa. Việc khái quát những đặc điểm chung nhất của con người đến từ các nền văn hóa khác nhau sẽ hình thành các khuôn mẫu văn hóa, tuy nhiên phần lớn chúng ta tiếp nhận các đặc điểm khuôn mẫu này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, chuyện kể, dễ hình thành những hiểu biết sai hoặc định kiến thiếu tích cực về các nền văn hóa (chẳng hạn, người Nhật rất xã giao trong giao tiếp, người Trung Á nói nhiều và không sạch sẽ). Tuy các khuôn mẫu văn hóa giúp chúng ta có thông tin ban đầu về đối phương để giao tiếp, đó là nguyên nhân khiến ta nhận định sai các tín hiệu nhận được trong quá trình giao tiếp.
By Linh Bùi
Bản thảo đầu tiên: Niigata, Nhật Bản, tháng 6/2017
Chỉnh sửa và đăng: Đà Nẵng, tháng 7/2019
[1] Trần Ngọc Thêm. 1999. Cơ sở Văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục.
[2] Trompenaars, A., & Hampden-Turner, C. (1998). Riding the waves of culture: Understanding cultural diversity in global business (2nd ed.). New York; Tokyo: McGraw-Hill.
[3] Cooper, P. (. J. )., Calloway-Thomas, C., 1943, & Simonds, C. J. (2007). Intercultural communication: A text with readings. Boston, Mass: Pearson Allyn & Bacon.
[4] Medina, J., 1956. (2014). Brain rules: 12 principles for surviving and thriving at work, home and school (2nd ed.). Seattle, Wash: Pear Press. Sách được dịch sang tiếng Việt với tựa đề Luật Trí Não – 12 quy luật để tồn tài và phát triển ở nơi làm việc, ở nhà và trường học do Alpha book phát hành năm 2014.
Xem thêm: Profile cá nhân là gì? Viết thế nào để ấn tượng, chuyên nghiệp nhất?
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết giao tiếp liên văn hóa là gì. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn