Cùng xem mẫu đơn xin việc đơn giản nhất trên youtube.
Mẫu đơn xin việc file word viết tay chuẩn bằng tiếng Việt hoặc mẫu đơn xin việc tiếng Anh ở dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho bộ hồ sơ xin việc. Đơn xin việc chuẩn file word cũng giống như Sơ yếu lý lịch tự thuật – CV xin việc và bản Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc của bạn. Một mẫu đơn xin việc chuẩn, thuyết phục cùng với mẫu CV xin việc cá nhân đầy đủ, thu hút sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
- Mẫu thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau phỏng vấn
- Bộ mẫu đơn xin việc song ngữ – tiếng Việt và tiếng Anh
- Mẫu đơn xin việc dành cho người đã có kinh nghiệm
1. Tiêu chuẩn của một mẫu đơn xin việc hay
Để có được mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn bạn hãy áp dụng đúng những tiêu chuẩn sau:
- Ghi rõ cách thức và thời điểm bạn xem được thông tin tuyển dụng của công ty ở đâu?
- Trong mẫu đơn xin việc viết tay nên trình bày rõ những thông tin liên quan đến công việc trước đó của bạn. Những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được trước khi xin vào công ty làm. Các nhà tuyển dụng sẽ để ý hơn những người đã có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trước đó.
- Cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ như số điện thoại, gmail, địa chỉ ở cuối mẫu đơn xin việc viết tay.
- Để ý và rà soát thật kỹ lỗi chính tả của bức thư. Đừng để mình bị đánh giá thấp, thiếu chuyên nghiệp về những lỗi nhỏ như vậy.
- Hãy gửi mẫu đơn xin việc viết tay của bạn kèm với thư giới thiệu, bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận có liên quan.
- Hãy đảm bảo rằng đơn xin việc của bạn có đủ cả ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Sử dụng ngôn ngữ sống động, tránh lặp lại từ.
2. Mẫu đơn xin việc viết tay số 1
3. Mẫu đơn xin việc viết tay số 2
4. Mẫu đơn xin việc viết tay số 3
Ngoài Mẫu đơn xin việc chung, chúng tôi còn cung cấp các mẫu đơn xin việc phổ biến cho các ngành nghề khác như:
- Đơn xin việc ngành Kỹ sư xây dựng
- Đơn xin việc ngành kỹ sư cơ khí
- Đơn xin việc ngành Kế toán tổng hợp
- Đơn xin việc ngành nhân viên Marketing
- Đơn xin việc vị trí lập trình viên PHP
Ngoài mẫu tham khảo trên, VnDoc xin giới thiệu đến các bạn một số nội dung cơ bản của Cách viết đơn xin việc chuẩn:
5. Đơn xin việc viết tay bằng tiếng Anh
Nguyen Van A
Tan Binh, HCMC
M: 09090909xx
E: nguyen….@gmail.com
Ms Nguyen Van B
HR Manager
ABC manufacturing company
Dear Ms. B,
Apply to: Accountant position
I am writing to apply for the Accountant position which was advertised on the dongnaiart.edu.vn website.
I completed my Bachelor degree with an accounting major in 2012. After graduation, I worked as an Accountant at DEF manufacturing company. My duties included reconciling bank transaction and all payment by cash and credit card to make sure all accuracy, supervising all payable accountant/ receivable accountant, assisting Chief Accountant to check the accountant‘ record, making tax reports eg: VAT, PIT and CIT, calculating Fixed asset and prepared expenses.
You will find me to be a positive, motivated and hard-working person who is keen to learn and contribute. Given the opportunity, I would apply myself with enthusiasm to all tasks, ensuring that I get the job done accurately and efficiently.
As part of my application I have attached my resume for your consideration. I look forward to meeting with you and discussing my qualifications in more detail.
Yours sincerely,
Xem Thêm : Hướng dẫn cài đặt chứng chỉ số (SSL) trên Hosting sử dụng DirectAdmin
Nguyen Van A
6. Cách viết đơn xin việc viết tay chuẩn nhất
Thư xin việc có thể được gửi đi để nhắm tới một vị trí công việc cụ thể, một công việc đang được quảng cáo, hoặc thậm chí bạn có thể chủ động liên hệ với một nhà tuyển dụng tiềm năng để xem liệu họ có chỗ trống nào đang cần người không. Dù bằng cách nào, thư xin việc của bạn cần phải:
Lời chào: Kính gửi ông/bà…
Đoạn mở đầu:dùng 1-2 câu để giới thiệu về bản thân bạn và vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển.
Đoạn giữa:
- Dành 3-4 câu trình bày về kỹ năng và kinh nghiệm thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc.
- 2-3 câu tiếp theo thể hiện hiểu biết của bạn về công ty và sự thích hợp của bạn với doanh nghiệp.
- Đoạn cuối: khuyến khích nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn. Kết thúc với một lời kêu gọi hành động (ví dụ, như một cuộc phỏng vấn). Đừng quên để lại số điện thoại và email liên lạc.
Kết thư: Dùng những cụm từ như “Trân trọng”, “Chân thành”… và ký tên.
Nội dung đơn xin việc
- Diễn đạt được mong muốn thực sự được làm việc tại công ty, thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ và nhận thấy mình hoàn toàn phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.
- Liệt kê bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn và các thành tích đặc biệt mà bạn đã đạt được. Tất nhiên là nói một cách đơn giản, ngắn gọn, tránh viết dài dòng lặp đi lặp lại hoặc chỉ thích nhấn mạnh vào thành tích cá nhân của mình.
- Thể hiện sự chờ đợi tín hiệu từ phía nhà tuyển dụng, đề nghị họ gửi hồi âm để có thể tới phỏng vấn, thi viết…
7. Tiêu chuẩn của một mẫu đơn xin việc hay
Để có được mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn bạn hãy áp dụng đúng những tiêu chuẩn sau:
- Ghi rõ cách thức và thời điểm bạn xem được thông tin tuyển dụng của công ty ở đâu?
- Trong mẫu đơn xin việc viết tay nên trình bày rõ những thông tin liên quan đến công việc trước đó của bạn. Những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được trước khi xin vào công ty làm. Các nhà tuyển dụng sẽ để ý hơn những người đã có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trước đó.
- Cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ như số điện thoại, gmail, địa chỉ ở cuối mẫu đơn xin việc viết tay.
- Để ý và rà soát thật kỹ lỗi chính tả của bức thư. Đừng để mình bị đánh giá thấp, thiếu chuyên nghiệp về những lỗi nhỏ như vậy.
- Hãy gửi mẫu đơn xin việc viết tay của bạn kèm với thư giới thiệu, bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận có liên quan.
- Hãy đảm bảo rằng đơn xin việc của bạn có đủ cả ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Sử dụng ngôn ngữ sống động, tránh lặp lại từ.
8. Cách trình bày Đơn xin việc viết tay
- Ngắn gọn, súc tích trên một mặt của tờ giấy A4 để nhà tuyển dụng tiện theo dõi, tránh viết dài tới 2-3 trang vì có thể họ cũng không đủ kiên nhẫn để đọc hết những gì bạn viết.
- Chọn loại font chữ thông dụng, dễ đọc và chỉ dùng một loại phông đó cho cả văn bản. Thống nhất về cỡ chữ, tránh chữ to chữ nhỏ hay sử dụng quá nhiều font chữ gây rối mắt, thiếu chuyên nghiệp.
- Kiểm tra kỹ càng về chính tả, dấu câu. Tuyệt đối không viết sai chính tả, câu cú lủng củng, sai ngữ pháp.
- Đôi khi để nhấn mạnh bạn có thể bôi đậm hoặc in nghiêng chữ, tuy nhiên không nên lạm dụng, chỉ dùng với những chỗ thật sự cần thiết.
Một số lưu ý
- Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, có thể tham khảo mẫu đơn xin việc trên. Tuy nhiên, nếu là người đã có kinh nghiệm, đang làm ở vị trí công việc nào đó thì trước khi xin việc mới bạn sẽ phải viết đơn xin nghỉ việc.
- Nếu có thể thì bạn nên gửi trực tiếp tới người có toàn quyền tuyển dụng. Hiện nay các công ty đều có nhân sự riêng phụ trách tuyển dụng, vậy nên gửi trực tiếp cho người này thì đơn của bạn sẽ có cơ hội cao hơn thay vì gửi mông lung tới phòng hành chính nhân sự hoặc phòng tuyển dụng.
- Nếu có thông tin về người phụ trách tuyển dụng thì hãy mở đầu bằng việc chào hỏi họ thân mật bằng tên riêng, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng cũng gây được ấn tượng tốt rồi.
Mời tải mẫu đơn xin việc chuẩn nhất
- Tải những mẫu đơn xin việc, mẫu cv xin việc hay
- Mẫu đơn xin việc phổ biến bằng tiếng Anh
- Mẫu đơn xin việc ngành ngân hàng
- 27 mẫu đơn xin việc và sơ yếu lý lịch tiếng Việt – Anh
- Mẫu đơn xin việc ngành Công nghệ thông tin
9. Lỗi thường gặp khi viết Đơn xin việc viết tay
10 lỗi dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất và lớn nhất khi gửi thư xin việc, bạn hãy đọc thật kỹ và tuyệt đối tránh mắc phải các lỗi này bạn nhé!
1. Lỗi chính tả và ngữ pháp
Kỹ năng giao tiếp của bạn được thể hiện qua việc bạn viết đơn xin việc như thế nào. Nếu một lỗi đánh máy hoặc lỗi ngữ pháp xuất hiện, người đọc có thể nghĩ rằng bạn là “quá bận rộn” hoặc quá lười biếng để kiểm tra những gì mình đã viết. Hay thậm chí là không quan tâm đủ nhiều tới công việc này để gửi đơn một cách nghiêm túc.
Không nên chỉ dựa vào các trình hoặc ứng dụng kiểm tra chính tả. Tốt nhất là bạn nên nhờ một người bạn hoặc người thân trong gia đình xem qua trước khi bạn gửi thư xin việc cho nhà tuyển dụng.
2. Viết quá nhiều
Nhà tuyển dụng không có đủ nguồn lực và thời gian để đọc sơ yếu lý lịch và thư xin việc của mỗi ứng viên. Bạn nên viết ngắn gọn trong ½ đến 1 trang giấy A4 với những nội dung tóm lược nhất và quan trọng nhất. Nếu viết quá dài thậm chí người ta còn không buồn đọc thư của bạn đâu.
Viết quá nhiều là một lỗi phổ biến khi viết đơn xin việc
3. Gửi nhầm người
Trong trường hợp bạn quá khó khăn để tìm được tên của người nhận đơn, tốt nhất bạn nên để trống chứ đừng chỉ đoán và gửi một lá đơn hú họa ai nhận cũng được ai đọc cũng xong.
Xem Thêm : SPC là gì? Kiểm soát quá trình bằng thống kê
Các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra ngay nếu bạn đang sử dụng một mẫu chung cho tất cả các mẫu đơn xin việc. Và họ sẽ không có ấn tượng. “Tùy chỉnh từng lá đơn gửi cho từng công ty và nhắm mục tiêu dựa theo mô tả công việc cụ thể” – đó là lời khuyên dành cho bạn.
4. Quên thay thế tên công ty và vị trí ứng tuyển
Nếu bạn đang tìm kiếm và gửi đơn tới nhiều công ty một lúc, bạn hoàn toàn có thể thay thế từ ngữ, tên, và tiêu đề – chứ không nhất thiết phải viết lại – để tiết kiệm thời gian. Nhưng hãy cẩn thận khi viết thư hàng loạt như vậy. Nếu bạn quên thay đổi tên công ty hoặc chức danh công việc, nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng lắm đâu dù thư của bạn có hay đến mấy.
Đọc đơn xin việc của bạn một cách cẩn thận trước khi bạn nhấn ‘submit’, ‘gửi đi’…
5.Quá khiêm tốn
Một số ứng viên nghĩ rằng chỉ cần cung cấp thông tin vừa phải thôi để thể hiện mình là người khiêm tốn, nhưng đôi khi điều này lại không phát huy tác dụng. Chỉ với ½ đến 1 mặt giấy, bạn có rất ít không gian để thể hiện mình, vì vậy bạn phải “gây ấn tượng”!
Nói lên những gì bạn đã đạt được và nói bằng sự tự tin, có con số cụ thể làm dẫn chứng thì càng thuyết phục.
6. Quá tự tin
Cái gì quá cũng không tốt. Bạn vừa phải không quá khiêm tốn, những cũng không được tỏ ra tự cao tự đại.
Nhiều người mắc lỗi nhiệt tình khoe khoang về sự thông minh hay tài năng của mình trong thư xin việc. Tốt hơn cả là hãy tập trung vào những thành tựu dựa trên thực tế của bạn và làm cho nó dịu xuống bằng những so sáng cụ thể, tránh chỉ thao thao bất tuyệt về bản thân mà không cho người đọc một “mốc” nào đó để đo lường thành tích của bạn.
7. Nói dối
Không, không và không nói dối, về bất kỳ điều gì dù nhỏ nhất bạn nhé!
8. Đề cập đến việc tại sao bạn lại bỏ công việc cũ
Nhà tuyển dụng chỉ muốn thông tin hiện tại, một cách ngắn gọn. Tại sao bạn bị sa thải hoặc lý do tại sao bạn bỏ việc là thông tin không quan trọng.
9. Liệt kê một tràng dài những người tham khảo
Đơn xin việc không phải là nơi làm điều này. Nó có thể có ý nghĩa đối với bạn, nhưng nhà tuyển dụng chỉ đơn giản cho rằng đây là một sự lãng phí không gian. Hãy đưa phần nội dung này vào CV của bạn và gửi CV đi kèm với thư.
Đừng cứng nhắc: đây là cơ hội để bạn vượt lên các ứng viên khác, vậy nên cứ nhất nhất tuân theo quy chuẩn hoặc sử dụng những cái chung chung sẽ không giúp gì cho bạn. Hãy tận dụng cơ hội để đưa cái tôi của mình vào một cách chân thành, hợp tác.
Đôi khi nhà tuyển dụng gọi cho bạn không hẳn vì thành tích hay kinh nghiệm mà là bởi họ nhận thấy tiềm năng, lòng nhiệt tình hoặc cá tính có thể phát triển tốt của bạn.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết mẫu đơn xin việc đơn giản nhất. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn