Cùng xem đơn xin nghỉ việc nhà nước trên youtube.
Mẫu đơn xin thôi việc của cán bộ công chức hay mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước là một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ thủ tục xin nghỉ việc theo đúng quy định. Tùy theo từng trường hợp nghỉ việc cụ thể và căn cứ theo hợp đồng lao động ký kết mà cán bộ công chức sẽ trình bày những nội dung và lý do xin nghỉ việc theo đúng pháp luật.
Để được cấp trên cho phép thôi việc theo quy định, cán bộ công chức sẽ phải viết đơn xin nghỉ việc để gửi lên lãnh đạo đơn vị, cơ quan nơi đang làm việc. Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước cũng không có sự khác biệt quá nhiều so với mẫu đơn xin nghỉ việc thông thường, trong đó, các bạn cũng sẽ cần phải nêu rõ thông tin cá nhân, trình bày lý do xin nghỉ… để được lãnh đạo chấp thuận.
1. Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức là gì?
Mẫu đơn xin nghỉ việc của công chức hay còn được biết đến là mẫu đơn xin nghỉ việc nhà nước, một giấy tờ quan trọng hoàn tất cho bộ thủ tục xin nghỉ việc theo quy định. Tức là mẫu đơn xin nghỉ việc này sẽ còn được áp dụng tùy theo từng trường hợp nghỉ cụ thể khác dựa theo căn cứ hợp đồng lao động thỏa thuận ký kết trước đó. Thông qua đó mà các cán bộ công chức sẽ thể hiện về nội dung, đưa ra lý do để xin nghỉ việc đúng quy định pháp luật.
2. Quy định nghỉ việc đối với công chức, viên chức
Trường hợp 1: Là viên chức và làm việc theo Hợp đồng làm việc
Để chấm dứt Hợp đồng làm việc thì chị phải thực hiện theo quy định của Luật viên chức 2010:
“Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
…4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
Xem Thêm : Hình nền máy tính đơn giản mà đẹp
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”
Trường hợp 2: Là công chức
Theo quy định tại Điều 59 Luật cán bộ công chức 2008 quy định:
“Điều 59. Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Xem Thêm : Cách chia nhỏ sổ tiết kiệm để bảo toàn lãi suất?
…
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
Xem Thêm : Cách chia nhỏ sổ tiết kiệm để bảo toàn lãi suất?
…
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy trường hợp của chị là công chức và muốn nghỉ việc phải được sự đồng ý của cấp thẩm quyền. Khi làm đơn xin nghỉ gửi cơ quan thì trong thời hạn 30 ngày, cơ quan sẽ phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý thì trong văn bản cũng sẽ nêu rõ lý do. Và cụ thể tại trường hợp của chị khi cơ quan không đồng ý mà chị tự ý bỏ việc thì sẽ không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Nếu chị nghỉ việc đúng thủ tục thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP:
“Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.”
Trợ cấp thôi việc: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
3. Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước số 1
4. Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước số 2
5. Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước số 3
Ý KIẾN CỦA TRƯỞNG PHÒNG TC-CB Ý KIẾN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Ghi chú: Phải báo trước 30 ngày đối với Hợp đồng xác định thời hạn (dưới 36 tháng); 45 ngày đối với Biên chế và Hợp đồng không xác định thời hạn.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm – nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.
- Mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công viên chức
- Mẫu phiếu đánh giá và phân loại công chức
- Phiếu lấy ý kiến phân loại công chức viên chức
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết đơn xin nghỉ việc nhà nước. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn