Cùng xem Top 15 chứng chỉ CNTT được trả lương cao nhất (Phần 2) trên youtube.
Nhân sự dành cho lĩnh vực an toàn thông tin luôn là điểm nóng của ngành CNTT. Đây là lĩnh vực đòi hỏi về kiến thức, kinh nghiệm luôn ở mức cao và luôn thiếu hụt nhân sự của doanh nghiệp. Các chứng chỉ công nghệ thông tin liên quan đến bảo mật là một trong những thước đo quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và trình độ của các chuyên gia. Các chứng chỉ bảo mật không chỉ khẳng định giá trị chuyên môn mà còn mở ra nhiều cơ hội lớn về nghề nghiệp cho người làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng. Ở bài viết trước là thông tin về 7 chứng chỉ nằm trong Top 15 chứng chỉ CNTT được trả lương cao nhất năm 2017, hôm nay Quản Trị Mạng xin chia sẻ thêm thông tin về những chứng chỉ bảo mật còn lại. Hy vọng thông tin dưới đây hữu ích đối với mọi người!
- Top 15 chứng chỉ CNTT được trả lương cao nhất năm 2017 (Phần 1)
8. Chứng chỉ ITIL® v3 Foundation
Bạn đang xem: chứng chỉ itil là gì
- Mức lương trung bình: $103.408
Trong hơn 30 năm qua, chứng chỉ ITIL đã trở thành một trong những chứng chỉ chính của chuyên gia Công nghệ thông tin (CNTT). Hơn thế, nó cũng là một trong 10 chứng chỉ mang lại nguồn thu nhập cao nhất trong các chứng chỉ IT. Bởi vì chứng chỉ ITIL tập trung phát triển dịch vụ CNTT, gia tăng năng suất và giảm thiểu chi phí. ITIL Foundation là chứng chỉ phổ biến nhất và cũng là chứng chỉ cơ bản đầu tiên cần có nếu muốn lấy các chứng chỉ ITIL cấp độ cao hơn. Những ai đang định hướng vị trí cao hay vị trí quản lý thì nên xem xét lấy chứng chỉ cấp độ trung cấp và Cấp độ Chuyên gia. ITIL Foundation là chứng nhận ITIL mức cơ bản và cung cấp kiến thức hiểu biết rộng rãi về “chu kỳ sống” CNTT, các khái niệm và thuật ngữ ITIL. Đây là một chứng chỉ về lĩnh vực khác nằm trong danh sách 15 chứng chỉ hàng đầu trong nhiều năm và được dự kiến sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều năm tới.
Đối với chứng chỉ Foundation, bạn nên có 16 – 25 giờ giảng dạy tại một tổ chức đào tạo uy tín hoặc bất kỳ học viện nào được công nhận. Chứng chỉ ITIL giúp các chuyên gia IT hiểu rõ cách tiến hành và giải pháp tốt nhất cho bất kì dịch vụ quản lý CNTT nào. Framework của ITIL giúp cải thiện điều hành CNTT trong tổ chức bất kể họ đang ở giai đoạn nào trong quản lý vòng đời dịch vụ. ITIL tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí trong quá trình cải thiện dịch vụ CNTT. Hơn thế, nó còn được xem là một ngôn ngữ phổ thông hay một hình mẫu nhằm gia tăng sự tương tác trong các tổ chức. Nghề nghiệp không chỉ dựa trên mỗi tờ chứng chỉ, chứng chỉ ITIL Foundation là điểm khởi đầu để hiểu được nền tảng và quản lý dịch vụ CNTT trong quá trình chuyển đổi kinh doanh.
- Hệ số cạnh tranh: Chứng chỉ ITIL được sử dụng và chấp nhận rộng rãi như một chứng chỉ cần phải có của các chuyên gia công nghệ thông tin. Chứng chỉ này phù hợp với những ai đang và sẽ tiến hành hoạt động quản lý tài chính CNTT, quản lý cấp độ dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, hiện nay có hàng trăm công ty trên thế giới yêu cầu chứng chỉ này như một điều kiện thiết yếu, bao gồm các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Như vậy ITIL khác với chứng chỉ khác trong danh sách này và là một trong số ít những chứng chỉ có liên quan đến sự giao thoa của CNTT và nhu cầu của doanh nghiệp.
- Điều kiện: Để có thể có được chứng chỉ ITIL, bạn chỉ cần vượt qua bài kiểm tra và không có điều kiện tiên quyết khác dành cho kỳ thi Foundation. Đây có lẽ là chứng chỉ ITIL duy nhất không đòi hỏi phải có bằng cấp gì để học. Người có được chứng chỉ này có thể tiếp tục học thi chứng chỉ ITIL Intermediate Level – module tập trung các mặt khác nhau của ITIL. Tuy nhiên, một trong 9 module đều cần hoàn tất module trước đó và cần ít nhất 2 năm kinh nghiệm.
9. Chứng chỉ VCP5-DCV: VMware Certified Professional 5 – Data Center Virtualization
- Mức lương trung bình: $102.962
VMware Certified Professional (VCP) là chứng chỉ đầu tiên và cũng là chứng chỉ lâu đời nhất của Vmware. Kể từ khi các danh mục sản phẩm của Vmware phát triển trong vài năm qua, công ty đưa ra quyết định rằng một chứng chỉ duy nhất là không đủ. Hiện giờ, chứng chỉ VMware Certified Associate (VCA) là một chứng chỉ đầu vào và mỗi chứng chỉ tồn tại của VCP cho phép VCP chuyên môn hóa. Bên cạnh đó, các chứng chỉ tiên tiến cũng tồn tại để thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn.
Các chứng chỉ của VMware được phân loại ở nhiều cấp độ khác nhau dành cho những chuyên gia CNTT ở các trình độ kiến thức khác nhau, bao gồm: VCDX (VMware Certified Design Expert), VCAP (VMware Certified Advanced Professional) và VCP (VMware Certified Professional) và cấp độ mới được VMware giới thiệu – VCA (VMware Certified Associate). Chứng chỉ VMware được đánh giá cao trong ngành CNTT bởi nó phản ánh đúng khả năng của người được cấp chứng chỉ.
Trung tâm dữ liệu ảo hóa (Virtual Data Center – VDC) là một loại mô hình dịch vụ điện toán đám mây cung cấp toàn bộ cơ sở dữ liệu trên các “đám mây”. Nhìn chung, Trung tâm dữ liệu ảo hóa là dịch vụ điện toán đám mây khổng lồ, huy động các nguồn lực công nghệ thông tin tập trung tại một hạ tầng ảo hóa và cung cấp qua Internet cho các khách hàng khác nhau. Một giải pháp trung tâm dữ liệu ảo hóa hoàn chỉnh có thể bao gồm việc xử lý, lưu trữ, vận hành và ứng dụng, tất cả các yếu tố cốt lõi để vận hành một trung tâm dữ liệu cấp doanh nghiệp.
Chứng chỉ VCP nằm trong top 15 chứng chỉ bảo mật được đánh giá cao nhất năm nay là do số lượng phản hồi tích cực chứ không phải do bởi mức lương cao – là chứng chỉ Trung tâm dữ liệu ảo hóa (Virtual Data Center – VDC) lớn nhất và lâu đời nhất trong các chứng chỉ của VCP. Chứng chỉ VCP-DCV chứng nhận kiến thức và khả năng thực hiện những phát triển cơ bản và quản lý vCenter và ESXi.
- Hệ số cạnh tranh: Cũng như Amazon là nhà cung cấp điện toán đám mây lớn nhất thế giới, VMware cũng là nhà cung cấp ảo hóa lớn nhất thế giới. Do bởi nhu cầu lớn đối với những người nhận được chứng chỉ ở mọi quy mô tổ chức để cài đặt và duy trì cơ sở hạ tầng ảo hóa. Với hơn 75% tất cả máy chủ được cài đặt tại chỗ để ảo hóa và theo Gartner cho biết, nhu cầu thị trường hiện nay là rất lớn.
- Điều kiện: Theo chính sách của Vmware được đưa ra vào năm 2014, để duy trì chứng chỉ, cứ 2 năm 1 lần, các VCP phải xác nhận lại kiến thức hiện tại của mình bằng cách tham dự một kỳ thi của VCP hoặc tham gia một kỳ thi cấp cao hơn. Ngoài ra, việc phát hành vSphere 6 trở thành chứng chỉ yêu cầu trong kỳ thi: kỳ thi Foundations áp dụng tất cả kiến thức và một bài kiểm tra để đánh giá kiến thức. Mặc dù hiện tại nếu đã có chứng chỉ VCP về trung tâm dữ liệu ảo hóa, bạn có thể tham gia kỳ thi delta duy nhất, cũng giống như nếu bạn đang thực hiện một chứng chỉ khác của VCP, bạn có thể chỉ cần tham dự kỳ thi DCV. Lưu ý: VCP5-DCV dự kiến sẽ dừng cung cấp vào ngày 31 tháng 3 và được thay thế bằng VCP6-DCV.
Chứng chỉ VCA của VMware sẽ giúp bạn bước chân vào một trong những công nghệ ảo hóa phổ biến nhất được sử dụng trong các doanh nghiệp và chỉ cần bỏ chút thời gian. VMware đưa ra nhiều phiên bản VCA theo 3 lĩnh vực: Ảo hóa trung tâm dữ liệu, Điện toán đám mây và Làm việc trực tuyến.
Xem Thêm : TOP 8 cách viết bài cho chương trình khuyến mãi hay nhất ✓
Kỳ thi cho mỗi lĩnh vực có giá 120 USD/kỳ và VMware có chương trình đào tạo trực tuyến miễn phí cho mỗi lĩnh vực mà bạn chọn. Không cần đáp ứng yêu cầu ban đầu về kinh nghiệm và không cần làm gì khác ngoài khuôn khổ chương trình này, bạn có thể truy cập vào các mục của VMware để thực hành.
10. Chứng chỉ CCA-N: Citrix Certified Associate – Networking
- Mức lương trung bình: $102.598
CCA-N cũng là một chứng chỉ mới từ Citrix thay thế cho Citrix Certified Administrator (CCA) bởi Access Gateway đã ngừng vào tháng 7 năm 2016. Chứng nhận CCA-N bao gồm các vấn đề cơ bản về đánh giá môi trường và sau đó thiết kế việc thực hiện NetScaler, tiếp theo là triển khai NetScaler cho máy tính để bàn, ứng dụng và truy cập dữ liệu, bao gồm khả năng sẵn sàng cao, an ninh, kiểm toán và tích hợp với các sản phẩm của bên thứ ba. Hơn nữa, nó cũng bao gồm cách khắc phục sự cố với NetScaler trong các khu vực này. Giống như tất cả các chứng chỉ Citrix, chứng chỉ CCA-N có hiệu lực trong vòng ba năm.
- Hệ số cạnh tranh: Mặc dù số lượng cá nhân sở hữu chứng chỉ này khó nắm bắt hết được nhưng NetScaler là một phần phổ biến trong cơ sở hạ tầng và được sử dụng rộng rãi trong các triển khai Citrix. Tuy nhiên, nó cũng hơi phức tạp đòi hỏi một nền tảng tốt trong mạng cơ bản.
- Điều kiện: Để có được chứng chỉ CCA-N, chỉ cần đơn giản vượt qua kỳ thi là được.
11. Chứng chỉ MCSE – Microsoft Certified Solutions Expert
- Mức lương trung bình: $101.150
Chuyên gia giải pháp Microsoft – Microsoft Certified Solutions Expert (MCSE) là chứng chỉ được thiết kế nhằm chứng minh khả năng thiết kế và xây dựng giải pháp trên nhiều công nghệ, cả trên công nghệ cơ sở và công nghệ đám mây. Chứng chỉ MCSE xác nhận năng lực xây dựng các giải pháp đột phá ở đa dạng các lĩnh vực công nghệ, áp dụng tại cơ sở cũng như đám mây.
MCSE là chứng chỉ về quản trị hệ thống mạng và cách dịch vụ mạng nâng cao trong hệ thống chứng chỉ của Microsoft, cung cấp những kiến thức nâng cao về việc thiết kế, triển khai các hệ thống mạng qui mô lớn. MCSE là một khóa học tối ưu cho những cá nhân hay doanh nghiệp vốn đã sẵn có nền tảng phần cứng mạng của Microsoft và muốn đầu tư hơn trong việc khám phá thêm nhiều tính năng ưu việt của công nghệ Microsoft nhằm đạt được hiệu quả trong công việc kinh doanh.
Chứng chỉ này sẽ ngừng vào ngày 31 tháng 3 năm 2017 và được thay thế bởi Chứng chỉ MCSE: Cloud Platform and Infrastructure – một trong năm lĩnh vực chuyên môn cấp độ mới. Vào mùa thu năm 2016, Microsoft đã sắp xếp các dịch vụ MCSE của mình và di chuyển tất cả các cá nhân đang sở hữu chứng chỉ MCSE hiện tại sang một trong bốn chuyên ngành mới. Phiên bản đầu tiên nằm trong danh sách năm nay, Cloud Platform and Infrastructure. Chứng chỉ cấp chuyên gia xác nhận các kỹ năng cần thiết để điều hành một trung tâm dữ liệu hiệu quả cao với chuyên môn về công nghệ đám mây, quản lý nhận dạng, quản lý hệ thống, ảo hóa, lưu trữ và mạng. Tất cả các kỳ thi Windows Server và Azure có thể được tìm thấy trong danh mục này. Ngoài ra có ba lĩnh vực MCSE khác là Mobility, Productivity, Data Management và Analytics. Sau nhiều năm ra đời, chứng chỉ kỹ sư hệ thống Microsoft (Microsoft Certified Systems Engineer – MCSE) và quản trị hệ thống Microsoft (Microsoft Certified Systems Administrator – MCSA) vẫn rất giá trị.
- Hệ số cạnh tranh: Nhu cầu việc làm trong ngành công nghiệp điện toán đám mây đang tăng nhanh một cách chóng mặt, nhưng điều đáng lưu ý là vẫn không đủ nguồn nhân lực chất lượng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trên. Vì vậy, việc nắm giữ một chứng chỉ Microsoft đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở thành một giải pháp sáng giá cho vấn đề trên.
- Điều kiện: Chứng chỉ MCSE cấp cho những người có thể thiết kế, thực hiện và quản trị các ứng dụng dựa trên Microsoft 2000 Windows Server và các nền tảng máy chủ Windows khác. Để có chứng chỉ này khá vất cả, ứng viên phải trải qua 7 kỳ thi về hệ thống mạng, hệ điều hành máy khách và thiết kế. Chứng chỉ dựa trên nền tảng của các kỹ năng tại chỗ (MCSA: Windows 2012 hoặc MCSA: Windows 2016) hoặc các kỹ năng đám mây (MCSA: Cloud Platform hoặc MCSA: Linux trên Azure) và thêm một bài kiểm tra tự chọn. Những chứng chỉ MCSE mới này không có thời hạn hoặc không cần phải chứng nhận lại. Tuy nhiên, mỗi năm bạn sẽ có cơ hội để kiếm lại chứng chỉ và nhận thêm một bài vào bảng điểm của mình. Bạn làm điều này bằng cách vượt qua một kỳ thi duy nhất từ danh sách các môn tự chọn, tiếp tục đầu tư để mở rộng hoặc nâng cao kỹ năng của bạn trong một lĩnh vực công nghệ cụ thể.
12. Chứng chỉ MCSA: Microsoft Certified Solutions Associate – Windows Server 2008
- Mức lương trung bình: $99.558
Chứng chỉ MCSE cấp cho những người có thể thiết kế, thực hiện và quản trị các ứng dụng dựa trên Microsoft 2000 Windows Server và các nền tảng máy chủ Windows khác. Còn MCSA cấp cho những người có khả năng quản lý và xử lý các môi trường mạng trên nền tảng hệ điều hành Windows.
Chứng chỉ MCSA (Microsoft Certified Solutions Associate) là nền tảng cốt lõi cần thiết cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai trong lĩnh vực CNTT. MCSA mở ra nhiều cơ hội trong con đường sự nghiệp, đồng thời cũng là yêu cầu bắt buộc cho những chuyên viên CNTT muốn thi chứng chỉ MCSE. Chứng chỉ cấp cơ sở này thể hiện năng lực với các nhiệm vụ quản trị máy chủ cũng như cấu hình cả cơ sở hạ tầng mạng và Active Directory. Chứng chỉ MCSA dùng để xác thực khả năng: Cài Đặt, Vận Hành, Bảo Trì Hệ Thống Mạng Máy Tính Trên Nền Tảng Microsoft Windows Server 2003 cho Doanh nghiệp ở mọi qui mô: nhỏ, vừa và lớn.
- Hệ số cạnh tranh: Hệ điều hành OS gần đến cuối “vòng đời” sẽ không còn được hỗ trợ sớm, vì vậy có thể nâng cấp lên Windows 2012 hoặc 2016. Chứng chỉ MCSA Server 2008 dự kiến sẽ dừng vào ngày 31 tháng 7 năm 2017. Các chứng chỉ MCP, MCSA, MCSE do Microsoft cấp có giá trị toàn cầu và do chính Bill Gates ký tên xác thực. Hồ sơ học tập của thí sinh được lưu trữ tại Web site của Microsoft, có thể truy cập trực tuyến.
- Điều kiện: Ứng viên phải trải qua hai kỳ thi về hệ thống mạng, một kỳ thi về hệ điều hành máy khách và một kỳ thi lựa chọn để có MCSA. Nâng cấp lên MCSA: Windows Server 2012 hoặc 2016 chỉ yêu cầu một bài kiểm tra. Vượt qua một kỳ thi (bất kỳ) trong số các kỳ thi do Microsoft tổ chức, thí sinh sẽ được Microsoft cấp chứng chỉ MCP, vượt qua 4 kỳ thi (4 MCP – 3 kỳ bắt buộc, 1 kỳ tự chọn) được cấp chứng chỉ MCSA và vượt qua 7 kỳ thi (sau khi có MCSA, còn cần thi thêm 3 MCP), thí sinh sẽ được Microsoft cấp chứng chỉ MCSE.
13. Chứng chỉ CCA-V: Citrix Certified Associate – Virtualization
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về keo Super Glue là gì? Công dụng của nó như thế nào?
Xem Thêm : Cách nạp / rút tiền tại DWIN68
- Mức lương trung bình: $99.411
Chứng chỉ Citrix cuối cùng cũng nằm trong danh sách 15 chứng chỉ bảo mật được đánh giá cao năm 2017, đó là chứng chỉ CCA-V. Giống như các chứng chỉ CCA và CCP khác, nó là một chứng nhận mới hơn thay thế cho Citrix Certified Administrator (CCA) cho XenDesktop và Citrix Certified Administrator cấp cao (CCAA) là chứng chỉ XenDesktop được ngừng vào tháng 7 năm 2015 cho XenDesktop 5 và tháng 7 năm 2016 cho XenDesktop 4.
Tập trung vào XenDesktop 7, chứng nhận CCA-V bao gồm các vấn đề cơ bản về quản lý, duy trì, giám sát và khắc phục sự cố, được thiết kế cho các quản trị viên máy tính để bàn và ứng dụng và nhân viên hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ những người dùng. Đó là một chứng nhận cấp độ nhập cảnh cho Citrix. Lưu ý rằng, giống như hầu hết các chứng nhận khác, nâng cấp lên CCP-V làm tăng mức lương trung bình (năm nay từ $99.411 lên $105.086) và cũng là một ý tưởng tốt để tiến bộ trong sự nghiệp của bạn.
- Hệ số cạnh tranh: Trong khi số lượng cá nhân sở hữu chứng chỉ Citrix rất khó nắm bắt, nhu cầu công việc lại khá cao và mức lương trung bình đưa ra tương đối hấp dẫn. Đây cũng là điều kiện tiên quyết cho CCP-V nằm ở vị trí số 13.
- Điều kiện: Đây là một cấp chứng nhận nhập cảnh, do đó, yêu cầu duy nhất là thực hành kinh nghiệm và vượt qua kỳ thi.
14. Chứng chỉ CCNP: Cisco Routing & Switching (Cisco Certified Network Professional)
- Mức lương trung bình: $96.826
Chứng nhận duy nhất liên quan đến Cisco trong danh sách năm nay là CCNP Routing and Switching. CCNP là chứng chỉ của Cisco – nhà cung cấp thiết bị mạng máy tính, truyền thông và công nghệ mạng hàng đầu trên thế giới cấp, nhằm công nhận khả năng vận hành hạ tầng và các sản phẩm mạng. Hiện nay, tự trang bị cho mình chứng chỉ CCNP là định hướng tốt nếu có mục tiêu làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ hay nghiên cứu khoa học. CCNP là chứng chỉ tầm trung trong hệ thống chứng chỉ chuyên ngành. Thông thường sau khi có chứng chỉ CCNP, các chuyên gia mạng có thể tiếp tục trang bị chứng chỉ CCNP ở lĩnh vực khác hoặc chứng chỉ chuyên gia mạng quốc tế cao cấp (CCIE).
- Hệ số cạnh tranh: Chứng chỉ này có tác dụng rất lớn. Một hình thức chứng nhận của Cisco trong lĩnh vực này đã nằm trong danh sách 15 chứng chỉ bảo mật trong nhiều năm. Với kết quả năm nay, tiếp tục chứng minh rằng chính nó là một trong những chứng chỉ luôn luôn có nhu cầu lớn trên thị trường.
- Điều kiện: Chứng chỉ CCNP yêu cầu bạn đạt được chứng chỉ CCNA Routing and Switching hoặc bất kỳ chứng chỉ CCIE nào và vượt qua ba kỳ thi Định tuyến, Chuyển đổi và Khắc phục sự cố.
15. Chứng chỉ MCSA: Microsoft Certified Solutions Associate – Windows Server 2012
- Mức lương trung bình: $93.718
Chứng chỉ MCSA 2003 và MCSE 2003 cho đến nay đã tồn tại tròn 10 năm và chứng chỉ MS đã ngừng tổ chức thi kể từ ngày 31 tháng 07 năm 2013. Dù sớm hay muộn thì bạn cũng phải nâng cấp lên chứng chỉ Windows Server 2008 và Windows Server 2012. Chứng chỉ Windows Server 2012 thể hiện năng lực với các nhiệm vụ quản trị máy chủ, chẳng hạn như cấu hình tệp và lưu trữ, cấu hình và quản lý tính sẵn sàng cao, chính sách nhóm và ảo hóa, cũng như cấu hình của cả cơ sở hạ tầng mạng và cơ sở hạ tầng Active Directory. Nó bao gồm cả Windows 2012 và 2012 R2.
- Hệ số cạnh tranh: Microsoft đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm để có được trung tâm của trung tâm dữ liệu và do đó nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia có chứng chỉ vẫn còn khá lớn.
- Điều kiện: Như đã đề cập phía trên, đây là một trong những chứng chỉ cơ bản được yêu cầu để có được MCSE: Cloud Platform and Infrastructure.
Trên đây là những đề xuất đáng chú ý dựa trên sự phổ biến, một số chứng chỉ nổi bật trong kết quả khảo sát về sự phổ biến của chúng trên thị trường lao động thế giới. Mặc dù chứng chỉ ITIL® Foundation là một trong những chứng chỉ được trả mức lương trung bình cao nhất dựa trên số lượng phản hồi mà chúng tôi nhận được trong cuộc khảo sát năm nay nhưng nhu cầu lao động lại không phổ biến nhất trong danh sách này. Điều đó giúp cho những chứng chỉ khác nhảy vọt lên vị trí cao hơn và chỉ ra rằng việc chuyên về một khu vực làm việc giúp bạn nổi bật và có mức lương cao. Danh sách này cũng cho thấy rằng, dựa trên phản hồi của khảo sát lương trung bình, thậm chí những chứng chỉ cơ bản cũng được trả mức lương khác tốt.
Tham khảo thêm một số bài viết:
- Top 10 nghề trong lĩnh vực CNTT có mức lương cao nhất ở tương lai
- 7 kỹ năng mềm cần có của một người làm CNTT
- 13 website kiếm tiền trực tuyến tốt nhất hiện nay
Chúc các bạn vui vẻ!
Tham khảo: cách làm mờ hình ảnh trong powerpoint 2016
- Top 15 chứng chỉ CNTT được trả lương cao nhất 2021
- 7 kỹ năng mềm cần có của một người làm CNTT
- Những thay đổi mới nhất trong thi CCNP 2021
- 10 công việc “ngon” nhất chỉ dành cho những người biết ngoại ngữ
- Những kiến thức cần có để lấy chứng chỉ CCNA của Cisco
- Top 10 công ty công nghệ trả thu nhập “khủng” nhất cho nhân viên
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết Top 15 chứng chỉ CNTT được trả lương cao nhất (Phần 2). Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn