Cùng xem Tìm hiểu về BUS CPU và cách xem thông số RAM trên máy tính trên youtube.
Một BUS CPU trong máy tính là một tập hợp các kết nối vật lý (cáp và vi mạch) có thể được chia sẻ bởi nhiều thành phần phần cứng khác để giao tiếp với nhau. Nói cách khác, đây là bộ phận giúp kết nối những linh kiện khác bên trong máy tính.
Mục đích của BUS CPU là giảm số lượng kết nối bằng dây cần thiết cho việc liên lạc giữa các thành phần phần cứng, bằng cách “giao thông” tất cả dữ liệu qua một kênh. Đây là lý do tại sao chúng đôi khi được gọi là “xa lộ dữ liệu”.
Nếu như không có chi tiết này trong máy tính thì mỗi linh kiện muốn truyền dữ liệu qua nhau thì phải có thêm vài sợi dây điện nữa. Vậy là trong thùng máy CPU chắc phải có tới vài ngàn sợi dây rối tung như mạng nhện. Hên là chúng ta đã phát minh ra BUS CPU – giúp giải quyết được vấn đề đó một cách thông minh.
Đặc điểm của BUS CPU
Các đặc điểm kỹ thuật của BUS CPU
Một cổng BUS CPU được đặc trưng bởi số lượng thông tin có thể được truyền đi cùng một lúc, được thể hiện bằng các bit, tương ứng với số lượng đường truyền vật lý mà dữ liệu được gửi cùng một lúc. Một dây ribbon 32 lõi có thể truyền 32 bit song song. Thuật ngữ “chiều rộng” được sử dụng để chỉ số bit mà một cổng BUS CPU có thể truyền cùng một lúc.
Xem Thêm : Game Casual là gì ? Thể loại Casual Game có gì hấp dẫn
Ngoài ra, tốc độ BUS cũng được xác định bởi tần số của nó (thể hiện bằng Hertz), số lượng các gói dữ liệu được gửi hoặc nhận mỗi giây. Mỗi lần dữ liệu được gửi hoặc nhận được gọi là chu kỳ.
Bằng cách này, chúng ta có thể biết được tốc độ truyền tối đa của cổng BUS CPU, số lượng dữ liệu mà nó có thể vận chuyển được trên một đơn vị thời gian, bằng cách nhân chiều rộng của nó theo tần số. Một BUS CPU chuẩn với chiều rộng 16 bit và tần số 133 MHz, có tốc độ truyền tải là 266 MB / s
Có 2 loại cổng BUS CPU trong máy tính: Cổng BUS nội bộ cho phép bộ xử lý giao tiếp với bộ nhớ trung tâm của hệ thống (RAM). Bus mở rộng (đôi khi được gọi là bus đầu vào / đầu ra) cho phép các thành phần bo mạch chủ khác nhau (USB, các kết nối PCI, ổ đĩa cứng, đĩa CD -ROM và ổ CD-RW, vv) kết nối với nhau.
Điểm lưu ý quan trọng khi chọn RAM
Có một điều bạn nên biết rằng không phải thanh RAM nào gắn vô máy cũng có thể hoạt động được. Vì nó cần phải có số BUS CPU đúng với số BUS của bo mạch chủ, có như vậy thì dữ liệu mới có thể truyền đi được.
Xem Thêm : HP Customer Support – Software and Driver Downloads
Phần mềm CPU-Z
Các bạn hãy tải phần mềm CPU-Z về để xem thông số phần cứng máy tính. Trong bảng thông báo hiện ra bạn sẽ thấy thông tin số BUS CPU. Từ đó hãy chọn thanh RAM có số BUS tương ứng và lắp vào.
Tuy vậy, cách này chỉ phù hợp cho những bạn nào đã có kiến thức về phần cứng máy tính. Các bạn nên đem máy tính ra các trung tâm lớn để nhờ kỹ thuật viên check kỹ hơn nhé.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: File .msi là gì? Cách cài đặt file msi
DominV
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức
Lời kết: Trên đây là bài viết Tìm hiểu về BUS CPU và cách xem thông số RAM trên máy tính. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn