Thuốc Theralene (alimamezin): Công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý

Cùng xem Thuốc Theralene (alimamezin): Công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý trên youtube.

Thuốc Theralene (alimamezin) là thuốc gì? Cần lưu ý gì trong quá trình dùng thuốc? Nếu có triệu chứng không mong muốn xảy ra trong quá trình điều trị thì sao? Chúng ta sẽ xử trí như thế nào? Hãy cùng YouMed tìm hiểu vai trò của Theralene qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang xem: theralene là thuốc gì

Tên thành phần hoạt chất: Alimamezin. Thuốc có hoạt chất tương tự: Theralene, Acezin DHG; Aginmezin; Aligic; Atheren; Euvilen; Meyeralene; Pemazin; Spidextan; Tamerlane; Tanasolene; Teremazin; Thegalin; Thelargen; Thelergil; Thelizin; Thémaxtene; Themogene; Thenadin; Theratussine; Tusalene; Tuxsinal.

Nội dung bài viết

  • 1. Theralene (alimamezin) là thuốc gì và được dùng trong những bệnh nào?
  • 2. Khi nào không nên dùng thuốc Theralene (alimamezin)?
  • 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Theralene (alimamezin) như thế nào?
  • 4. Những tác dụng phụ và cách xử trí khi dùng thuốc Theralene (alimamezin)
  • 5. Các tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng chung với thuốc Theralene (alimamezin)
  • 6. Tôi cần lưu ý những gì khi dùng thuốc Theralene (alimamezin)?
  • 7. Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Theralene (alimamezin) được không?
  • 8. Nếu tôi dùng quá liều thuốc Theralene (alimamezin), tôi phải xử trí thế nào?
  • 9. Trường hợp quên liều thuốc Theralene (alimamezin) tôi phải làm sao?
  • 10. Cách bảo quản

1. Theralene (alimamezin) là thuốc gì và được dùng trong những bệnh nào?

1.1. Theralene là thuốc gì?

Thuốc Theralene có chứa hoạt chất alimemazin.

Alimemazin hoạt động bằng cách ngăn chặn histamin mà cơ thể tạo ra trong một phản ứng dị ứng.

Ngoài ra, thuốc cũng hoạt động trực tiếp trên não để giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

1.2. Chỉ định của thuốc Theralene

Tiền mê trước phẫu thuật.

Các trường hợp dị ứng hô hấp như viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi và ngoài da (mày đay, ngứa).

Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị mất ngủ ở trẻ em và người lớn.

thuốc theralene
Thuốc theralene được chỉ định điều trị các bệnh ngoài da

2. Khi nào không nên dùng thuốc Theralene (alimamezin)?

Dị ứng với alimemazin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Theralene.

Rối loạn chức năng gan hoặc thận.

Người bệnh mắc bệnh động kinh, bệnh Parkinson.

Suy giáp, u tủy thượng thận, bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt.

Đã từng mắc bệnh glaucom góc hẹp.

Xem thêm: chứng chỉ hành nghề y sĩ y học cổ truyền

Xem Thêm : học hệ thống thông tin ra làm gì

Quá liều do barbituric, opiat và rượu.

Bệnh nhân bị hôn mê hoặc bệnh nhân đã dùng một lượng lớn các thuốc an thần thần kinh trung ương.

Không dùng khi có tình trạng giảm bạch cầu (đã có đợt mất bạch cầu hạt).

Trẻ em < 2 tuổi, trẻ bị mất nước.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Theralene (alimamezin) như thế nào?

3.1. Cách dùng

  • Thuốc có 2 dạng dùng: si-rô và dạng viên bao phim.
  • Cả 2 dạng đều được dùng theo đường uống.
  • Liều lượng sẽ do bác sĩ quyết định, người bệnh cần tuân thủ đúng.

3.2. Liều lượng

Chữa mề đay, mẫn ngứa:

  • Người lớn: 10 mg x 2 – 3 lần/ngày; thậm chí tới 100 mg/ngày trong những trường hợp khó chữa.
  • Người cao tuổi: nên giảm liều 10 mg x 1 – 2 lần/ngày.
  • Trẻ em > 2 tuổi: 2,5 – 5 mg x 3 – 4 lần/ngày.
  • Tuy thuốc chống chỉ định cho trẻ em < 2 tuổi nhưng mức liều 250 microgam/kg/lần (tối đa 2,5 mg) x 3 – 4 lần/ngày được Dược thư Anh (BNFC) khuyến cáo dùng cho trẻ 6 tháng – 2 tuổi, nhưng phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và điều trị.
thuốc theralene
Thuốc Theralene là loại dược phẩm trị bệnh mề đay hiệu quả

Dùng trước khi gây mê:

  • Người lớn tiêm 25 – 50 mg (1 – 2 ống tiêm), một lần trước khi phẫu thuật 1 – 2 giờ .
  • Trẻ em 2 – 7 tuổi: Uống liều cao nhất là 2 mg/kg thể trọng, một lần trước khi gây mê 1 – 2 giờ.

Dùng với tác dụng kháng histamin, kháng ho:

  • Người lớn uống 5 – 40 mg/ngày, chia nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: đây là liều được tham khảo từ Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018 và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của châu Âu. Bạn nên tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê trong mọi trường hợp.

4. Những tác dụng phụ và cách xử trí khi dùng thuốc Theralene (alimamezin)

4.1. Tác dụng phụ

  • Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt nhẹ.
  • Khô miệng, đờm đặc.
  • Táo bón.
  • Bí tiểu.
  • Rối loạn điều tiết mắt.
  • Tác động lên hệ tạo máu: mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu.
  • Hạ huyết áp, tăng nhịp tim.
  • Viêm gan vàng da do ứ mật.
  • Xảy ra triệu chứng ngoại tháp, bệnh Parkinson, bồn chồn, rối loạn trương lực cơ cấp, loạn động muộn; khô miệng có thể gây hại răng và men răng.
  • Nguy cơ ngừng hô hấp, thậm chí gây tử vong đột ngột đã gặp ở trẻ nhỏ.
Bạn nên lưu ý về những tác dụng phụ mà thuốc gây nên

4.2. Hướng dẫn cách xử trí

Các phản ứng ngoại tháp do thuốc gây ra thường chia 3 loại chính: Tăng trương lực cơ, chứng đứng ngồi không yên và các dấu hiệu, triệu chứng Parkinson.

  • Hầu hết người bệnh bị rối loạn trương lực cơ đáp ứng nhanh với điều trị bằng thuốc chống Parkinson (benzotropin, trihexyphenidyl) hoặc với diphenhydramin.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng đứng ngồi không yên thường tự động thuyên giảm. Trường hợp gây khó chịu có thể dùng thuốc (hỏi bác sĩ).
  • Triệu chứng Parkinson thường được kiểm soát bằng cách sử dụng phối hợp thuốc chống Parkinson kháng cholinergic. Tuy nhiên, các thuốc chống Parkinson chỉ được dùng khi thật cần thiết.
thuốc theralene
Triệu chứng Parkinson co giật ở người già

Hội chứng ác tính do thuốc an thần có thể xảy ra ở người bệnh sử dụng các dẫn chất phenothiazin hoặc các thuốc tâm thần khác. Điều trị bằng cách ngừng ngay thuốc. Các triệu chứng đặc trưng:

  • Tăng thân nhiệt.
  • Rối loạn ngoại tháp nặng.
  • Rối loạn nhận thức (lờ đờ và hôn mê).
  • Trạng thái tâm trí thay đổi (phản ứng giảm trương lực).
  • Thần kinh tự trị không ổn định (tác dụng trên tim mạch).

5. Các tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng chung với thuốc Theralene (alimamezin)

Thuốc hỗ trợ giấc ngủ hoặc giúp làm giảm lo lắng.

Lithium: điều trị một số loại bệnh tâm thần.

Amphetamine: được sử dụng cho rối loạn tăng động giảm chú ý.

Phenobarbital: điều trị bệnh động kinh.

Adrenaline: dùng trong các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng.

Các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson như levodopa.

Thuốc trị trầm cảm.

Các loại thuốc giảm đau nặng (codein hoặc morphin).

Có thể bạn quan tâm: Bạn Có Biết Bằng Cấp Và Chứng Chỉ Khác Nhau Như Thế Nào?

Xem Thêm : Nghề Barista Là Gì? Công Việc Của Một Barista Gồm Những Gì?

Điều trị đái tháo đường.

Nhóm thuốc trị tăng huyết áp: oxazosin, terazosin, guanethidine hoặc clonidine.

Các thuốc trị chứng khó tiêu và ợ nóng (thuốc kháng axit).

Thuốc kháng cholinergic – bao gồm một số loại thuốc dùng cho hội chứng ruột kích thích, hen suyễn.

6. Tôi cần lưu ý những gì khi dùng thuốc Theralene (alimamezin)?

  • Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, đặc biệt khi thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh (vì có thê gây nguy cơ tăng hoặc hạ nhiệt).
  • Người cao tuổi rất dễ bị giảm huyết áp thế đứng, ngất, lú lẫn và triệu chứng ngoại tháp (đã trình bày ở trên).
  • Cần báo cho người bệnh biết triệu chứng buồn ngủ có thể xảy ra trong những ngày đầu điều trị và khuyên người bệnh không nên điều khiển xe và máy móc trong những ngày dùng thuốc.
  • Tránh dùng rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
  • Thận trọng với các bệnh nhân bị bệnh tim mạch, động kinh, hen, loét dạ dày hoặc viêm môn vị – tá tràng.
  • Cần thận trọng với các đối tượng nằm trong trường hợp gia đình từng xuất hiện chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh.
  • Lưu ý, cần thận trọng khi dùng cho trẻ em có tiền sử ngừng thở khi ngủ.

7. Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Theralene (alimamezin) được không?

7.1. Phụ nữ mang thai

Có thông báo về nguy cơ gây vàng da, và các triệu chứng ngoại tháp ở trẻ nhỏ mà người mẹ đã dùng thuốc alimemazin khi mang thai.

Do đó, phải tránh dùng alimemazin cho người mang thai, trừ khi sau khi bác sĩ cân nhắc lợi ích cao hơn nguy cơ thì mới quyết định liệu có nên điều trị hay không.

7.2. Phụ nữ đang cho con bú

Alimemazin có thể bài tiết vào sữa mẹ, vì vậy không nên dùng thuốc cho người mẹ cho con bú hoặc phải ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

8. Nếu tôi dùng quá liều thuốc Theralene (alimamezin), tôi phải xử trí thế nào?

8.1. Triệu chứng quá liều

Buồn ngủ hoặc rối loạn ý thức.

Hạ huyết áp.

Tăng nhịp tim, biến đổi điện tâm đồ, loạn nhịp thất và hạ thân nhiệt.

Các phản ứng ngoại tháp trầm trọng có thể xảy ra.

8.2. Cách xử trí

  • Nếu được phát hiện sớm (trước 6 giờ, sau khi uống quá liều), tốt nhất nên rửa dạ dày. Có thể cho dùng than hoạt.
  • Lưu ý, không có thuốc giải độc đặc hiệu.
  • Cần điều trị hỗ trợ. Giãn mạch toàn thể có thể dẫn đến trụy tim mạch; nâng cao chân người bệnh có thể có hiệu quả.
  • Trong trường hợp nặng, làm tăng thể tích tuần hoàn bằng dịch truyền theo đường tĩnh mạch là cần thiết. Các dịch truyền cần được làm ấm trước khi dùng để tránh chứng hạ thân nhiệt trầm trọng thêm.
  • Loạn nhịp nhanh thất hoặc trên thất thường đáp ứng khi thân nhiệt trở lại bình thường và rối loạn tuần hoàn hoặc chuyển hóa được điều chỉnh. Nếu vẫn tiếp diễn hoặc đe dọa tính mạng, có thể dùng thuốc chống loạn nhịp.
  • Khi bị ức chế thần kinh trung ương nặng, cần phải hỗ trợ hô hấp.
  • Trường hợp hội chứng ác tính do thuốc an thần cần được điều trị bằng cách giữ mát cho người bệnh và có thể dùng dantrolen natri.

9. Trường hợp quên liều thuốc Theralene (alimamezin) tôi phải làm sao?

Nếu quên một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến giờ cho liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên.

Không nên dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.

10. Cách bảo quản

  • Giữ thuốc tránh xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em và thú nuôi.
  • Không sử dụng thuốc khi đã hết hạn sử dụng (đã được ghi rõ trên nhãn sản phẩm).
  • Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp <30°C.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp, bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo.

Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi về thuốc Theralene. Thuốc Theralene là một biệt dược có chứa alimemazin, được dùng trong các trường hợp dị ứng. Không những vậy, Theralene cũng có thể giúp hỗ trợ giấc ngủ ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dùng thuốc có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải,… Ngoài ra, cần lưu ý thêm về những triệu chứng nghiêm trọng khi dùng thuốc để có thể báo bác sĩ hỗ trợ bất cứ khi nào tình trạng trở nên tệ đi.

>> Ngoài thuốc Theralene được chỉ định dùng trong dị ứng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thuốc điều trị dị ứng Xyzal ngay sau đây.

Tham khảo: chứng chỉ bằng a tiếng anh

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Lời kết: Trên đây là bài viết Thuốc Theralene (alimamezin): Công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Tìm hiểu nhà cái uy tín- Điểm cá cược uy tín hàng đầu châu Á

Tìm hiểu nhà cái uy tín- Điểm cá cược uy tín hàng đầu châu Á

Đôi nét về nhà cái uy tín Nhacaivip.vip là một nhà cái cá cược trực tuyến được biết đến rộng rãi và có tiếng tăm trong ngành…

Hướng dẫn rút tiền tài khoản 8day nhanh nhất

Hướng dẫn rút tiền tài khoản 8day nhanh nhất

Hướng dẫn đăng nhập tài khoản 8day  Để đăng nhập vào tài khoản 8day, bạn có thể làm theo các bước sau:Có thể bạn quan tâm Những…

Kubet – Trang cá cược hàng đầu Châu Á

Kubet – Trang cá cược hàng đầu Châu Á

Kubet, trước đây được biết đến với cái tên Thiên Hạ Bet, là một trong những nhà cái hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực cá cược…

Nổ hũ là gì? Luật chơi nổ hũ cơ bản cho người mới

Nổ hũ là gì? Luật chơi nổ hũ cơ bản cho người mới

Nổ hũ là gì? Nổ hũ Mb66 là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực cá cược và trò chơi trực tuyến Mb66. Đây là…

Hướng dẫn cách tham gia cá cược đá gà online từ A đến Z

Hướng dẫn cách tham gia cá cược đá gà online từ A đến Z

Đá gà trực tuyến đang dần trở thành một hình thức giải trí thu hút đông đảo người tham gia bởi tính tiện lợi và hấp dẫn….

Dàn đề 3 càng là gì? Trúng dàn đề 3 càng ăn bao nhiêu tiền?

Dàn đề 3 càng là gì? Trúng dàn đề 3 càng ăn bao nhiêu tiền?

Dàn đề 3 càng là gì? Dàn đề 3 càng là một hình thức cá cược phổ biến trong các trò đánh lô đề số tại nhà…