Bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn lao động, rủi ro

Cùng xem Bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn lao động, rủi ro trên youtube.

Mục lục

  • 1 1. Trợ cấp tử tuất đối với thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động
  • 2 2. Tai nạn lao động trên đường đi làm về có được hưởng chế độ tai nạn lao động
  • 3 3. Phạm nhân đang thi hành án phạt thì bị tai nạn lao động xử lý thế nào?
  • 4 4. Hồ sơ đề nghị giám định lần đầu do tai nạn lao động
  • 5 5. Tự ý bỏ về trước giờ làm bị tai nạn có được coi là tai nạn lao động không?
  • 6 6. Quyền lợi khi bị tai nạn lao động
  • 7 7. Bị tai nạn lao động, bồi thường ra sao?

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào luật sư. Tôi có thắc mắc như sau mong luật sư giải đáp. Anh A ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty xây dựng X với mức lương 12.500.000 đồng/tháng. Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2018 và anh A bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào tháng 2/2018. Vào ngày 3/11/2018, anh A bị thương nặng tại công trường xây dựng trong giờ nghỉ giải lao do giàn giáo bị sập vì trước đó công nhân xếp quá nhiều gạch. Sau thời gian 2 tháng nằm viện điều trị tại bệnh viện, ngày 5/1/2019 cơ quan giám định kết luận anh A bị suy giảm 45% khả năng lao động. Giám đốc công ty xây dựng X không thanh toán chế độ cho anh A vì cho rằng đây là tai nạn rủi ro. Quyền lợi của anh A được giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Bên cạnh đó tại điểm a khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định một trong những điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là:

“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;”

Như vậy tai nạn của anh A xảy ra trong thời gian nghỉ giải lao do sập giàn giáo nên vẫn được xác định là tai nạn lao động.

Theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì công ty xây dựng X phải có các trách nhiệm sau đây với Anh A:

Xem thêm: Chế độ của người lao động làm việc vào ca đêm

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Bồi thường cho người lao động ít nhất 16,5 tháng tiền lương. Việc bồi thường được thực hiện trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động;

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động;

– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động cho anh A. Căn cứ theo Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 45% Anh A sẽ được nhận trợ cấp một lần từ bảo hiểm xã hội với mức như sau:

+ Trợ cấp dựa trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 25 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động (ngày 03/11/2018) là 1.300.000 đồng (Nghị định 72/2018/NĐ-CP)

+ Trợ cấp theo thời gian tham gia BHXH: Anh A mới tham gia BHXH chưa đủ 01 năm nên được hưởng thêm trợ cấp là 0,5 tháng tiền lương làm cơ sở đóng BHXHQuyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Xem thêm: Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động? Tai nạn được nghỉ bao nhiêu ngày?

1. Trợ cấp tử tuất đối với thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động

Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ tử tuất đối với thân nhân người bị chết do tại nạn lao động có tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Thứ nhất, trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

Thứ hai, trợ cấp tuất hàng tháng hoặc một lần.

* Trợ cấp tuất hàng tháng:

– Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên hoặc vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.

Xem thêm: Cách tính bảo hiểm tai nạn lao động? Mức hưởng chế độ tai nạn lao động?

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.

– Mức trợ cấp hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

* Trợ cấp tuất một lần:

– Ngoài trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nêu trên hoặc thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng có nhu cầu hưởng một lần

– Mức hưởng trợ cấp: Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Tai nạn lao động trên đường đi làm về có được hưởng chế độ tai nạn lao động

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có người bạn là giáo viên dạy cách nhà 40 km trong khi đi làm về xảy ra tai nạn giao thông. Vậy trường hợp của bạn tôi có được coi là tai nạn lao động không? Nếu được thì tính theo văn bản nào? Nếu không được hưởng chế độ tai nạn lao động thì bạn tôi được hưởng quyền lợi gì? Xin cảm ơn.

Xem thêm: Hồ sơ xin hưởng chế độ khi tai nạn lao động mới nhất 2021

Luật sư tư vấn:

Điểm c khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;”

* Trường hợp 1: Nếu không phải là tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, có thể hiểu là mọi khi đi 1 con đường nhưng nay thay đổi đi con đường khác, bị tai nạn thì không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

Bạn của bạn phải xác định, lỗi gây ra tai nạn giao thông là của bên nào để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật lao động

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Lỗi gây ra tai nạn giao thông hoàn toàn là lỗi của người đi đường, hoặc do lỗi của cả hai, bạn của bạn vẫn có yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 608 và Điều 609 Bộ luật dân sự 2015:

* Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

– Tài sản bị mất;

– Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

Xem thêm: Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Xem Thêm : Đề cương học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức năm 2022

* Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

– Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

* Trường hợp 2, Nếu đây là tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, thì người này được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

Xem thêm: Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động mới nhất

Điều 47 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định giám định mức suy giảm khả năng lao động như sau:

“1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.”

Sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động, nếu mức này từ 5% đến 30% thì bạn của bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 48 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì bạn của bạn sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Dưới 5% sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Ngoài ra, bạn của bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại các khoản khác như trường hợp 1 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

3. Phạm nhân đang thi hành án phạt thì bị tai nạn lao động xử lý thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Tăng năng suất lao động là gì? Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp

Thưa luật sư em muốn hỏi về quy định của nhà nước về việc phạm nhân đang thi hành án phạt thì bị tai nạn lao động mất đi 1 cánh tay trái (tay không thuận) thì có được hưởng chính sách hay không nếu được thì sẽ hưởng những gì và như thế nào ạ e cảm ơn luật sư?

Luật sư tư vấn:

Điều 29 Luật thi hành án hình sự 2010 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:

“1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.

3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.”

Theo đó, lao động trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam là trách nhiệm của mỗi phạm nhân. Việc tham gia vào quá trình lao động cũng là một bước trong quá trình cải tạo, giáo dục phạm nhân đồng thời tạo cơ hội để họ học nghề, tập nghề để có nghề nghiệp sau khi chấp hành xong hình phạt cũng như giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tại nơi thi hành án, giảm gánh nặng tìa chính cho Nhà nước. Vậy nên, bạn cũng cần hiểu rằng việc phạm nhân thực hiện các công việc tại nơi chấp hành hình phạt không làm phát sinh quan hệ lao động thông thường, vậy nên khi phạm nhân gặp tai nạn lao động trong trại giam thì hướng xử lý cũng có những điểm khác biệt.

Khoản 3 Điều 8 Thông tư 12/2013/TTLT-BQP-BCA-BTC hướng dẫn về chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân trong trại giam quy định:

Xem thêm: Trên cân bằng toàn dụng lao động là gì? Đặc điểm và một số lưu ý

“Điều 8. Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân

Kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch này được phân phối, sử dụng là:

3. Trích 15% bổ sung quỹ phúc lợi của trại giam để:

– Hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ của trại giam có hoàn cảnh khó khăn hoặc khi bị bệnh, rủi ro, tai nạn lao động; khi điều trị tại bệnh xá, bệnh viện; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của cán bộ, chiến sĩ của trại giam;

– Hỗ trợ cho phạm nhân khi bị bệnh hoặc gặp rủi ro, tai nạn lao động; khi điều trị tại bệnh xá, trạm xá, bệnh viện; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của phạm nhân;

– Hỗ trợ các hoạt động phúc lợi khác của trại giam.”

Như vậy, tại các trại giam mà phạm nhân chấp hành hình phạt tù của mình thì luôn có một quỹ phúc lợi được hình thành từ một phần số tiền chênh lệch thu từ hoạt động tổ chức lao động, học ngề của phạm nhân. Quỹ phúc lợi này sẽ được dùng trong những trường hợp cần thiết, trong đó có trường hợp phạm nhân phải chịu tai nạn lao động trong quá trình lao động tại trại giam. Mức hỗ trợ trong từng trường hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ thương tật, thiệt hại về sức khỏe của phạm nhân, tình hình hoạt động lao động, cải tạo của phạm nhân đó…

Cùng với việc được hỗ trợ về mặt tài chính như trên, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2013/TTLT-BQP-BCA-BTC hướng dẫn về chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân trong trại giam thì phạm nhân còn được nghỉ lao động trong trường hợp đang điều trị tại trạm xá, bệnh xá hoặc bệnh viện và được bố trí để không phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại vì đã bị tổn hại lớn về sức khỏe khi mất đi cánh tay trái.

Xem thêm: Cầu lao động là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động

Như vậy, với trường hợp phạm nhân bị tai nạn lao động khiến mất một cánh tay trong quá trình lao động tại trại giam thì bên cạnh các loại chi phí chữa trị tại các đơn vị y tế được Nhà nước chi trả thì phạm nhân còn có thể được hưởng khoản hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của trại giam, đồng thời được tạo điều kiện để phục hồi sức khỏe sau khi xuất viện.

4. Hồ sơ đề nghị giám định lần đầu do tai nạn lao động

Thông tư 56/2017/TT-BYT có quy định hồ sơ đề nghị giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động như sau:

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;

– Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục sa thải người lao động đúng pháp luật mới nhất

5. Tự ý bỏ về trước giờ làm bị tai nạn có được coi là tai nạn lao động không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chị kế toán của công ty tôi trên đường đi làm về (từ Công ty về nhà) bị tai nạn giao thông gây tử vong tại chỗ. Tuy nhiên, hôm xảy ra sự việc, chị Kế toán tự ý về sớm không tuân thủ nội quy, giờ làm việc của Công ty, không xin phép (trước 30 phút). Mặt khác, trong hợp đồng lao động, chị Kế toán ký kết có nội dung điều khoản “Chấp hành nghiêm giờ giấc, nội quy, quy định của Công ty”. Vậy xin hỏi Luật sư; trường hợp chị Kế toán công ty tôi có được coi là tai nạn lao động không? Trân trong cảm ơn Luật sư

Luật sư tư vấn:

Tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc và nhiệm vụ lao động .

Điều 39 và Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động có đề cập cụ thể đến việc xác định tai nạn lao động và chi trả chế độ cho người bị tai nạn trong thời gian trên đường đi từ nơi làm việc về nhà, cụ thể như sau:

Trên tuyến đường đi từ nơi làm việc về nơi ở hoặc từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý

Theo đó, tuyến đường hợp lý là quãng đường mà người lao động vẫn thường lưu thông bằng các phương tiện hoặc đi bộ từ nơi người lao động ở đến nơi làm việc, không gồm những đoạn đường mà người không nằm trên phần đường hợp lý, người lao động đi nhằm mục đích cá nhân khác mà không nhằm đi thẳng từ nơi làm việc về đến nơi ở của mình

Khoảng thời gian hợp lý: là khoảng thời gian mà người lao động danh cho việc đi từ nhà đến chỗ làm hoặc từ chỗ làm trở về nhà, được xác định theo quãng thời gian trước khi bắt đầu vào làm và quãng thời gian sau khi kết thúc giờ làm, không bao gồm thời gian kéo dài để làm các mục đích cá nhân.

Mốc thời gian được xác định dựa trên thời giờ làm việc bình thường mà người sử dụng lao động đã đặt ra hoặc theo thỏa thuận giữa người lao động hoặc người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2019. Trường hợp tự ý bỏ về trong giờ làm việc, thời gian đi lại không được xác định hợp lý sau khi kết thúc giờ làm thông thường (vì sau 30 phút mới đến giờ kết thúc ca làm theo quy định).

Như vậy, trường hợp công ty bạn có chị kế toán, trong giờ làm việc tự ý nghỉ trước 30 phút về nhà, trên đường về bị tai nạn giao thông, trong trường hợp này, thời gian trên đường về nhà không phải quãng thời gian hợp lý thông thường, nên trường hợp này không được xác định là tai nạn lao động.

6. Quyền lợi khi bị tai nạn lao động

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư tôi bị tai nạn lao động, sau khi tôi đi giám định y khoa, trung tâm giam định y khoa đã có kết quả gửi về, tôi có kết luận suy giảm khả năng lao động 81%. Vậy tôi xin được tư vấn, xem mức hưởng của tôi hưởng theo trợ cấp hàng tháng hay trợ cấp một lần mức hưởng như thế nào, thời gian hưởng tính từ thời gian nào?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Xem Thêm : NHỮNG CÂU GIAO TIẾP VỀ THỜI TIẾT THÔNG DỤNG NHẤT

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;”

Theo như bạn trình bày bạn bị tai nạn và được xác định là tai nạn lao động. Sau khi đi giám định, bạn bị suy giảm 81% khả năng lao động do đó bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, bạn được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

– Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

– Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Thời điểm hưởng trợ cấp của bạn theo quy định tại Điều 50 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

– Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

+ Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

– Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Ngoài ra, bạn sẽ được người sử dụng lao động thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

7. Bị tai nạn lao động, bồi thường ra sao?

Tóm tắt câu hỏi:

Chú của tôi là cai xây dựng chuyên xây dựng các nhà dân (loại nhà ống dưới 5 tầng) Trong quá trình thi công công trình nhà dân đã xây dựng được 4 tầng, xảy ra việc công nhân bị ngã từ tầng 4 xuống sau đó tử vong. Chú tôi không làm hợp đồng lao động đối với người công nhân đó, tôi muốn hỏi chú tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, nếu có thì vi phạm vào điều luật nào? Trách nhiệm dân sự của chú tôi phải bồi thường cho người công nhân bị ngã chết như thế nào? Chủ nhà có trách nhiệm gì đối với người công nhân bị ngã chết không? Kính mong được giải đáp.

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, đối với hành vi không giao kết hợp đồng lao động.

Điều 14 Bộ luật lao động 2019 quy định hình thức hợp đồng lao động như sau:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.“

Theo quy định trên, đối với công việc có thời hạn từ 03 tháng trở lên thì người sử dụng lao động – chú bạn phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Nếu chú bạn không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

“1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

…”

Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, nếu công việc của người lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên, chú bạn không tham gia bảo hiểm xã hội cho người này thì chú bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

“5. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Đồng thời sẽ bị truy thu khoản tiền bảo hiểm mà chú bạn chưa đóng cho người lao động.

bi-tai-nan-lao-dong-boi-thuong-ra-sao-

Luật sư tư vấn bị tai nạn lao động, bồi thường ra sao:1900.6568

Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế tai nạn lao động như sau:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015;

– Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015:

+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động đó bị ngã chết khi đang làm việc sẽ thuộc đối tượng hưởng chế độ tại nạn lao động.

Chú bạn phải chi trả các khoản sau cho thân nhân của người lao động:

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Nếu do lỗi của chính họ gây ra thì phải bồi thường một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật vệ sinh, an toan lao động 2015 với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

Người chủ nhà là người thuê chú bạn về xây dựng, nếu muốn biết người chủ nhà có trách nhiệm gì hay không thì phải xem rõ trong hợp đồng giữa chú bạn và người chủ nhà để xác minh vấn đề này.

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức

Lời kết: Trên đây là bài viết Bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn lao động, rủi ro. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Thế Giới Bắn Cá New88 – Trải Nghiệm Độc Đáo Từ Game Đến Thực Tế

Thế Giới Bắn Cá New88 – Trải Nghiệm Độc Đáo Từ Game Đến Thực Tế

Có thể bạn quan tâm Stt xin lỗi người yêu chân thành nhất, giúp người ấy nhanh hết giận Cách sử dụng may và might trong tiếng…

Bắn Cá Phần Thưởng Cao – Trải Nghiệm Giải Trí Đỉnh Cao Cho Game Thủ

Bắn Cá Phần Thưởng Cao – Trải Nghiệm Giải Trí Đỉnh Cao Cho Game Thủ

Bắn cá phần thưởng cao đang trở thành một trò chơi phổ biến thu hút hàng triệu người chơi. Trò chơi không chỉ mang lại giây phút…

Xổ số QQ88 – Chơi ngay và nhận thưởng lớn!

Xổ số QQ88 – Chơi ngay và nhận thưởng lớn!

Xổ số QQ88 là một trong những hình thức giải trí được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ bởi sự hấp dẫn từ việc trúng thưởng…

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ Số W88: Mô Hình Cược Mới Mẻ và Lợi Nhuận Khủng

Xổ số W88 đã khiến cả cộng đồng game thủ và những người đam mê cá cược chao đảo với mô hình cược cực kỳ đa dạng và…

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Xổ số Thừa Thiên Huế: Lựa chọn hàng đầu của lô thủ!

Có thể bạn quan tâm NH2C3H5(COOH)2 + NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + H2O hoa bỉ ngạn mọc ở đâu Tin tức liên quan Tin tức liên quan Top…

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Điều khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế cấp trung học sở 

Chương trình đào tạo quốc tế chắc hẳn không còn là điều gì đó quá xa lạ với mọi người. Song vẫn còn rất nhiều bậc phụ…