Thỉnh giảng là gì? Quy định về thỉnh giảng, giáo viên thỉnh giảng?

Cùng xem Thỉnh giảng là gì? Quy định về thỉnh giảng, giáo viên thỉnh giảng? trên youtube.

Thỉnh giảng không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với môi trường sư phạm. Hiện nay, mục đích hoạt động thỉnh giảng là nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục. Từ đó đã góp phần quan trọng nhằm tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của một trung tâm hay các cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu thỉnh giảng là gì và một số quy định về thỉnh giảng, giáo viên thỉnh giảng?

Bạn đang xem: thỉnh giảng là gì

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Thỉnh giảng là gì?

Theo Điều 2 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44 /2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định về thỉnh giảng với nội dung cụ thể như sau:

“1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định này đến:

a) Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;

b) Giảng dạy các chuyên đề;

c) Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

d) Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;

đ) Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.

Xem thêm: Chế độ nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi dành cho giáo viên mới nhất năm 2021

2. Các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này được tính, quy đổi thành giờ thỉnh giảng.

3. Cơ sở giáo dục nói tại khoản 1 Điều này được gọi là cơ sở thỉnh giảng.

4. Người thực hiện hoạt động nói tại khoản 1 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên thỉnh giảng, tại cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên thỉnh giảng. Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng.”

Như vậy, ta nhận thấy, thỉnh giảng chính là một hoạt động mà cơ sở giáo dục, hoặc là một người đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm nghề giáo từ một nơi khác tới giảng về vấn đề nào đó.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn, thủ thuật về Thủ thuật văn phòng

Xem Thêm : mẫu đơn xin tổ chức đám cưới

Bên cạnh đó thì thỉnh giảng còn là hoạt động mà một cơ sở giáo dục mời một cá nhân có thể là nhà giáo hoặc là một người có đủ tiêu chuẩn giảng dạy đến giảng dạy.

Hiểu một cách đơn giản thì giảng viên thỉnh giảng là cơ sở giáo dục mời nhà giáo hay người có đủ tiêu chuẩn cho một nhà giáo đến và giảng dạy. Là những người có chuyên môn có được đào tạo bài bản học đại học chính quy trở lên.

Hiện nay, trên thực tế thỉnh giảng được cho là một hoạt động tích cực và được nhà nước khuyến khích đối với tất cả các cơ sở giáo dục có thể mời các nhà giáo hoặc các nhà khoa học về để làm việc theo chế độ thỉnh giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học theo đúng quy định của hệ thống pháp luật hiện hành.

Nhiệm vụ của giáo viên thỉnh giảng:

Xem thêm: Thẩm quyền của hiệu trường nhà trường trong việc quản lý giáo viên

Giáo viên thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục hiện nay có thể giảng dạy bất cứ bộ môn nào như: môn tin học, thỉnh giảng bộ môn tâm lý học, thỉnh giảng toán, thỉnh giảng văn, ngoại ngữ, vật lý, hoá học,…

Giáo viên thỉnh giảng sẽ áp dụng các nghiệp vụ giảng dạy đồng thời truyền đạt chuyên sâu, có giá trị cổ vũ, kích thích tinh thần cho người học, mang đến giá trị giáo dục tư tưởng sâu sắc.

Giáo viên thỉnh giảng sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau: truyền tải lý thuyết, các hoạt động tương tác đối với học sinh và nội dung bài học nhận thức nhằm mục đích để dẫn dắt học sinh, sinh viên theo luồng nội dung bài học, thu hút sự tập trung cao độ của tất cả các bạn học sinh.

2. Quy định về thỉnh giảng, giáo viên thỉnh giảng:

2.1. Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng:

Theo quy định pháp luật, nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng bao gồm:

– Các hoạt động của giáo viên thỉnh giảng sẽ cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về quan hệ dân sự đã được quy định tại Bộ luật Dân sự, nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự cũng như những quy định của pháp luật về lao động, những quy định về thỉnh giảng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

– Nguyên tắc thứ hai đó là đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục công lập, tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.

– Còn đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục khác, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đã được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.

– Cần lưu ý trong trường hợp hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc.

Xem thêm: Giáo viên là gì? Phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên?

Như vậy, khi trở thành một giáo viên thỉnh giảng thì các chủ thể sẽ cần phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể được nêu trên. Việc đảm bảo các nguyên tắc này sẽ giúp nhà giáo đảm bảo được vai trò và hoạt động của mình tại các cơ sở giáo dục.

2.2. Tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng:

Có thể bạn quan tâm: cách tính tiền nghỉ phép năm

Xem Thêm : Hướng dẫn cài đặt WTFast để giảm ping khi chơi game online, khi đứt cáp

Theo Điều 5 Quy định trên quy định về tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng như sau:

“Điều 5. Tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng

1. Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.

2. Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.

3. Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

4. Đối với hoạt động nêu tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

5. Đối với hoạt động nêu tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.

Xem thêm: Chế độ giảm tiết dạy cho giáo viên nuôi con nhỏ dưới 12 tháng

6. Đối với hoạt động nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:

a) Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;

b) Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;

c) Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;

d) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.”

Như vậy, ta nhận thấy, một số các tiêu chí để phát triển giảng viên thỉnh giảng đã được quy định cụ thể bên trên. Ngày nay, cần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo thông qua việc hoạt động thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục, cũng như tạo điều kiện cho các nhà giáo cơ hữu có thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học, chuyển giao công nghệ để học tập và bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn nâng cao trình độ. Về trình độ thì các nhà giáo thỉnh giảng tại các cơ sở giáo giục sẽ cần là những người có trình độ thạc sĩ trở lên và được ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định về chế độ của giáo viên thỉnh giảng ở trong các cơ sở giáo dục, các quy định hiện hành có liên quan đến cơ sở giáo dục.

Để làm tốt được vai trò của mình thì nhà giáo thỉnh giảng có những trách nhiệm cơ bản như sau: Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục; Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng; Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng; Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng.

Bên cạnh những trách nhiệm được nêu trên thì nhà giáo thỉnh giảng có các quyền sau: Các nhà giáo thỉnh giảng sẽ được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật; Các nhà giáo thỉnh giảng sẽ được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật; Bên cạnh đó các nhà giáo thỉnh giảng sẽ được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết; được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: sacombank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Lời kết: Trên đây là bài viết Thỉnh giảng là gì? Quy định về thỉnh giảng, giáo viên thỉnh giảng?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Tìm hiểu nhà cái uy tín- Điểm cá cược uy tín hàng đầu châu Á

Tìm hiểu nhà cái uy tín- Điểm cá cược uy tín hàng đầu châu Á

Đôi nét về nhà cái uy tín Nhacaivip.vip là một nhà cái cá cược trực tuyến được biết đến rộng rãi và có tiếng tăm trong ngành…

Hướng dẫn rút tiền tài khoản 8day nhanh nhất

Hướng dẫn rút tiền tài khoản 8day nhanh nhất

Hướng dẫn đăng nhập tài khoản 8day  Để đăng nhập vào tài khoản 8day, bạn có thể làm theo các bước sau:Có thể bạn quan tâm Lý…

Kubet – Trang cá cược hàng đầu Châu Á

Kubet – Trang cá cược hàng đầu Châu Á

Kubet, trước đây được biết đến với cái tên Thiên Hạ Bet, là một trong những nhà cái hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực cá cược…

Nổ hũ là gì? Luật chơi nổ hũ cơ bản cho người mới

Nổ hũ là gì? Luật chơi nổ hũ cơ bản cho người mới

Nổ hũ là gì? Nổ hũ Mb66 là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực cá cược và trò chơi trực tuyến Mb66. Đây là…

Hướng dẫn cách tham gia cá cược đá gà online từ A đến Z

Hướng dẫn cách tham gia cá cược đá gà online từ A đến Z

Đá gà trực tuyến đang dần trở thành một hình thức giải trí thu hút đông đảo người tham gia bởi tính tiện lợi và hấp dẫn….

Dàn đề 3 càng là gì? Trúng dàn đề 3 càng ăn bao nhiêu tiền?

Dàn đề 3 càng là gì? Trúng dàn đề 3 càng ăn bao nhiêu tiền?

Dàn đề 3 càng là gì? Dàn đề 3 càng là một hình thức cá cược phổ biến trong các trò đánh lô đề số tại nhà…