giám sát kinh doanh là gì

Bạn đang xem: giám sát kinh doanh là gì Tại DongnaiArt

Cùng xem giám sát kinh doanh là gì trên youtube.

giám sát kinh doanh là gì

Shop giám sát kinh doanh là gì DongnaiArt

Ngày nay, thị trường ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giành thị phần và bán được sản phẩm thì Giám sát kinh doanh lại càng đóng vai trò quan trọng. Vậy nhiệm vụ cụ thể của vị trí này là gì? Mức lương bao nhiêu? Cơ hội nào để Giám sát kinh doanh phát triển?

1. Giám sát kinh doanh là gì?

Giám sát kinh doanh còn gọi là Sales Supervisor hay giám sát bán hàng. Đây là vị trí thuộc bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ triển khai kế hoạch và giám sát trên phạm vị quản lý. Đảm bảo chỉ tiêu, độ phủ và sự phân phối sản phẩm thông qua tối ưu hóa đội ngũ kinh doanh.

Giám sát kinh doanh

2. Vai trò của Giám sát kinh doanh là gì?

Giám sát kinh doanh chính là “át chủ bài” của doanh nghiệp, trực tiếp phát huy những lợi thế cạnh tranh để đưa doanh nghiệp đi lên.

Thị trường được mở rộng đồng thời đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp. Đó là làm sao để chiếm được thị phần. Vì thế doanh nghiệp phải tung ra nhiều chiêu thức Marketing mới lạ, thậm chí là các chương trình rầm rộ và tốn kém. Tất cả đều vì mục đích lấy được sự tin tưởng của khách hàng, làm nổi bật thương hiệu trên thị trường.

Người đứng ra đầu sóng ngọn gió để thực hiện mong muốn đó chính là giám sát kinh doanh. Họ am hiểu thị trường, tâm lý khách hàng và có khả năng lãnh đạo. Với lợi thế này, họ luôn biết cách tận dụng các nguồn lực để triển khai và đảm bảo thực hiện kế hoạch.

Vì vậy, trong bất kỳ lĩnh vực nào, doanh nghiệp đều cần phải có giám sát kinh doanh. Nếu Sale Supervisor phát huy tốt sức mạnh bản thân thì lúc đó sức mạnh doanh nghiệp cũng được phát huy. Do đó, doanh nghiệp luôn tìm cách để phát triển nhân lực vị trí này để đảm bảo sự phát triển bền vững.

>> Tuyển dụng Giám sát kinh doanh

3. Công việc của Giám sát kinh doanh

  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh:

Giám sát kinh doanh phải quản lý danh sách khách hàng, xây dựng tuyến bán hàng.

Người giám sát phải đảm bảo thực hiện, kiểm soát hoạt động bán hàng. Bên cạnh đó, họ phải thu thập thông tin thị trường bao gồm hoạt động của đối thủ, các chương trình khuyến mãi để lên kế hoạch cạnh tranh.

Báo cáo định kỳ về kết quả kinh doanh, các thông tin về thị trường, đối thủ, tiến độ công việc.

  • Đảm bảo độ bao phủ:

Xem Thêm : Resume là gì? Những điểm khác biệt giữa Resume và CV xin việc

Giám sát kinh doanh phải luôn phân tích, tổ chức và cập nhật lại kế hoạch tổng thể.

Giám sát, quản lý nhân viên bán hàng theo kế hoạch đã đề ra.

  • Đảm bảo tồn kho, cung ứng và trưng bày hàng hóa:

Đảm bảo các chỉ tiêu trưng bày hiệu quả.

Quản lý, đảm bảo số lượng hàng hóa cung cấp. Giao hàng kịp thời, đầy đủ và đúng giá.

Giám sát nhân viên bán hàng, hỗ trợ khi cần thiết, đào tạo về kỹ năng, các tiêu chuẩn bán hàng.

  • Đảm bảo doanh số:

Sale Supervisor chịu trách nhiệm về chỉ tiêu doanh số do công ty đề ra. Họ phải có kế hoạch để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời theo dõi, đôn thúc nhân viên đạt chỉ tiêu, hỗ trợ khi cần thiết.

  • Đào tạo đội ngũ nhân viên:

Ngoài việc tuyển dụng đội ngũ nhân viên, Sales Supervisor có trách nhiệm huấn luyện các kỹ năng, truyền đạt chủ trương, tiêu chuẩn của công ty cho nhân viên.

  • Thiết lập và giữ quan hệ với khách hàng:

Công việc của Giám sát kinh doanh phải quản lý danh sách khách hàng, tạo quan hệ tốt với khách hàng. Đồng thời, đảm bảo công bằng với tất cả khách hàng, kịp thời giải quyết thắc mắc của họ.

4. Kỹ năng cần có để trở thành Giám sát kinh doanh là gì?

Am hiểu về công việc: Nắm rõ sự cạnh tranh trong bán hàng là điều quan trọng nhưng như thế là chưa đủ. Bạn phải am hiểu về phân phối hàng hóa sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng. Hơn ai hết bạn phải nắm rõ đặc điểm sản phẩm của mình tốt hơn những nhãn hàng khác.

Giao tiếp và đàm phán tốt: Khả năng giao tiếp tốt sẽ truyền đạt thông tin rõ ràng, tăng độ tin cậy và thu hút khách hàng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và có bán được hàng hay không. Việc quản trị xung đột, giải quyết khiếu nại cũng cần thiết để tránh rắc rối.

Linh hoạt, nhạy bén trong mọi tình huống: Cơ hội không phải lúc nào cũng xuất hiện, phải nhanh chóng nắm bắt, biến nó thành doanh số và ưu thế cạnh tranh của sản phẩm. Sự nhạy bén cũng rất cần thiết để đón đầu và xử lý vấn đề. Đồng thời kịp thời đưa ra được những quyết định đúng đắn vào thời điểm then chốt.

Kiến thức chuyên môn: Vị trí này ưu tiên những người được đào tạo qua trường lớp bài bản, có trình độ bằng cấp. Ưu tiên những người tốt nghiệp đại học/cao đẳng thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc Marketing. Có kinh nghiệm cũng là một lợi thế.

Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng: Word, PowerPoint, Excel, Outlook…

Xem Thêm : mẫu quyết định điều chuyển nhân sự

giám sát kinh doanh

5. Mức lương của vị trí Giám sát kinh doanh

Sales Supervisor có mức lương cứng từ 7 – 18 triệu/tháng. Ngoài ra còn có mức thưởng và khoản hoa hồng tùy theo chính sách của công ty.

6. Bí quyết để trở thành Giám sát kinh doanh giỏi

  • Sử dụng hợp lý quỹ thời gian

Bạn phải lên timeline rõ ràng cho từng công việc và đảm bảo thực hiện nó. Thời gian được sử dụng đúng lúc, đúng mục đích sẽ giúp công việc hiệu quả.

  • Giao tiếp với mọi người

Một Giám sát kinh doanh phải thiết lập mối quan hệ với tất cả mọi người từ nhân viên, nhà phân phối đến khách hàng. Giao tiếp và thấu hiểu họ sẽ giúp ích rất nhiều công việc. Đồng thời đây cũng là cơ hội để khảo sát thị trường, nắm bắt mong muốn của khách hàng.

  • Nắm bắt, đón đầu xu hướng

Người giám sát sẽ trở nên lạc hậu, kế hoạch có thể đổ vỡ nếu không nắm bắt được xu hướng kinh doanh. Bạn phải tìm vị trí của quả bóng chứ không thể đứng im chờ bóng lăn tới. Lúc này, việc thu nhận các luồng thông tin, cập nhật và phân tích dữ liệu là cần thiết. Bạn sẽ không phải làm một mình nhưng phải là người tiên phong.

Giám sát kinh doanh phải luôn làm việc trực tiếp với khách hàng, nắm bắt được mong muốn của họ để kịp thời đáp ứng.

Khi dự đoán được sự thành và phát triển của các xu hướng mới, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các cơ hội để đưa ra một kế hoạch bán hàng hiệu quả.

  • Hiểu rõ về sản phẩm của mình

Supervisor được xem là cầu nối giữa các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng và thị trường. Khi hiểu rõ về sản phẩm, bạn có thể lôi kéo được khách hàng tin tưởng vào những điểm nổi bật và lựa chọn sản phẩm của mình. Bên cạnh đó có thể cải thiện chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu chung của thị trường.

  • Phong thái làm việc chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp quyết định một phần hiệu quả công việc, độ tín nhiệm của sếp và sự tôn trọng của nhân viên đối với bạn.

7. Cơ hội phát triển của Giám sát kinh doanh

Khi tuyển dụng Giám sát kinh doanh, doanh nghiệp thường ưu tiên những người có bằng cấp, kinh nghiệm. Có thể tốt nghiệp đại học/cao đẳng thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc Marketing. Bởi vai trò của Supervisor trong các kế hoạch, chiến dịch marketing rất quan trọng, một người có kiến thức và kinh nghiệm sẽ có nhiều cơ hội cho vị trí này hơn.

Có rất nhiều vị trí và thuật ngữ liên quan đến Sales. Khó có thể phân biệt rõ Sales Supervisor với Quản lý bán hàng thị trường (Field Sales Manager) hay nhân viên bán hàng cao cấp (Senior Sales Rep). Công việc của các vị trí này thường linh hoạt tùy theo nhu cầu của từng công ty. Các doanh nghiệp thường có xu hướng cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí. Vì thế, vị trí cao cấp thường được lựa chọn nhiều hơn.

Một nhân viên bán hàng sẽ có lợi thế thăng tiến nhiều hơn. Nếu có đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm họ hoàn toàn có thể trở thành Giám sát kinh doanh.

Nếu cảm thấy chưa thực sự sẵn sàng với vị trí này, bạn có thể bắt đầu ứng tuyển từ vị trí Nhân viên kinh doanh tại JobsGO để thu nhặt kiến thức, rèn luyện các yếu tố cần thiết nhé!

JobsGO

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc

Lời kết: Trên đây là bài viết giám sát kinh doanh là gì. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Sau buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, bạn đừng quên gửi thư cảm ơn nhé vì đơn thuần chỉ là trả lời email phỏng…

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

https://www.youtube.com/watch?v=lASide7oOQkCó thể bạn quan tâm Nhân Viên Order Là Gì – Từ A-Z Trách Nhiệm Công Việc, Tiêu Chuẩn Kỹ Năng lương kỹ sư điện mới ra…

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Các số liệu kế toán được theo dõi tại các sổ kế toán. Ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được nhiều doanh nghiệp…

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

https://www.youtube.com/watch?v=Dh_AhY48iGECó thể bạn quan tâm nhân viên văn phòng làm gì chiết khấu thương mại được hưởng Internship là gì ? Internship làm các công việc gì…

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

https://www.youtube.com/watch?v=zvkH5Z0VN6MCó thể bạn quan tâm Ngành cơ khí ô tô là gì? Ra trường sẽ làm gì? [Mách bạn] 3 kinh nghiệm tìm vàng chuẩn xác nhất…

6 thủ thuật excel cho dân văn phòng hữu ích, dễ thực hiện

Excel là phần mềm cực kỳ hữu ích nhất là trong công việc. Để thao tác với excel được nhanh, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng…