FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms

Cùng xem FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms trên youtube.

Điều kiện FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở) là một trong những điều kiện tương đối phổ biến, được sử dụng trong vận chuyển quốc tế. Đây là một điều kiện thương mại trong đó: người bán chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và xếp hàng lên thiết bị chuyên chở tại vị trí quy định như cảng hoặc nhà xe. Điều kiện FCA được sử dụng trong vận chuyển đường sắt, đường bộ, hàng không, đường biển, thủy nội địa hoặc vận tải bằng các hình thức kết hợp (vận tải đa phương thức).

Free Carrier
Free Carrier

Trong điều kiện FCA người bán giao hàng đã được thông quan cho người mua tại địa điểm chỉ định. Người mua là người có trách nhiệm tìm đơn vị vận chuyển. Như vậy địa điểm giao hàng có thể là cơ sở của người bán, nơi giao nhận vận tải (nhà xe, kho ngoại quan, CFS) hoặc cảng và sân bay. Người bán giao hàng và chuyển rủi ro cho người chuyên chở thứ 1.

Bạn đang xem: giá fca là gì

So sánh với các điều kiện EXW và CIF, chúng ta thấy có sự khác biệt trong địa điểm giao hàng.

Đối với EXW, người bán giao hàng tại kho, phân xưởng, nhà máy,…hoặc 1 địa điểm nào đó của người bán.

So sánh điều kiện EXW, FOB, CIF, FCA
So sánh điều kiện EXW, FOB, CIF, FCA

Còn điều kiện CIF, người bán chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế, nên địa điểm giao hàng là 1 địa điểm khác phạm vi nội địa (của người bán). Nó có thể là nhà cầu cảng, kho ngoại quan, nhà máy của người mua.

Trong bài trước SongAnhLogs có nhắc đến điều kiện FOB và CIF cũng như so sánh FOB và CIF. Nhìn chung điều kiện FCA người bán có trách nhiệm ít hơn so với CIF & FOB. Nhưng FCA lại là điều kiện phù hợp cho người bán lẫn người mua khi xét đến sự thuận lợi và thị trường địa phương.

FCA trong vận tải đa phương thức

Trong các điều kiện Incoterms được nhà nhập khẩu ưa chuộng nhất là EXW, FOB, CIF, CFR và FCA (Incoterm 2010), theo các chuyên gia điều kiện FCA được cho là lựa chọn phù hợp hơn FOB và CIF khi sử dụng vận tải đường biển. (?)

2 KHÓA HỌC TẠI SONGANHLOGS GIÚP BẠN TIẾT KIỆM THỜI GIAN

  1. Khóa học xuất nhập khẩu online thực tế – Dành cho người mới bắt đầu (trái ngành)
  2. Khóa học khai hải quan điện tử phần mềm Ecus Chuyên sâu- Thực hành với chứng từ thực tế
FCA rất phù hợp với vận tải đa phương thức
FCA rất phù hợp với vận tải đa phương thức

Nhìn chung, vận chuyển đa phương thức sử dụng điều kiện FCA thông dụng và phổ biến. Và FCA có thể được dùng cho nhiều loại hình vận chuyển khác nhau, bao gồm: Đường biển, đường bộ, đường sắt và cả đường hàng không.

Trách nhiệm người mua và người bán trong hợp đồng FCA

Trong điều kiện FCA, người mua và người bán có những trách nhiệm cơ bản như sau:

Trách Nhiệm Giao Hàng, Vận Chuyển Và Thông Quan

Người bán hàng theo điều kiện FCA phải trả các chi phí cho việc: Sản xuất, kiểm tra chất lượng, dán nhãn, đóng gói hàng hóa phù hợp. Đồng thời người bán cũng đứng ra tổ chức vận chuyển hàng hóa đến cảng hoặc 1 địa điểm chỉ định để sẵn sàng cho việc xuất đi. Cùng với quá trình trên, người bán phải chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hải quan. Người mua hàng chịu trách nhiệm tìm và ký hợp đồng vận tải để đưa hàng về nước.

Điều kiện giao hàng FCA
Điều kiện giao hàng FCA

Khi người bán đã hoàn tất việc khai hải quan (khai hải quan điện tử) trên hệ thống của hải quan, đồng thời đã giao hàng cho người chuyên chở (Carrier), lúc này trách nhiệm của người bán với hàng hóa được xem là chấm dứt. Mọi rủi ro và chi phí sẽ chuyển giao cho người mua (và các bên có liên quan).

Khi Nào Chấm Dứt Trách Nhiệm Giao Hàng Của Người Bán?

Bởi vì mọi rủi và chi phí được chuyển giao từ bên Bán sang bên Mua tại thời điểm trách nhiệm giao hàng của người Bán chấm dứt, nên cả 2 bên cần chỉ rõ thời điểm chuyển giao này càng cụ thể càng tốt trong hợp đồng.

Trong các loại hình vận chuyển khác nhau. Trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển (carrier) chấm dứt trong các trường hợp sau:

Đối với vận chuyển đường sắt

Khi điểm giao hàng là toa tàu thì hàng hóa phải được bốc lên toa tàu (chú ý đến loại container dành cho tàu), người bán phải bốc xếp container lên tàu. Trách nhiệm người bán kết thúc khi hàng hóa được tiếp quản bởi quản lý đường sắt hoặc người được ủy quyền.

Vận chuyển container bằng tàu hỏa
Vận chuyển container bằng tàu hỏa

Tham khảo: cài đặt mạng cho máy tính bàn

Xem Thêm : Hack tài khoản vip fpt play [cập nhật 2022]

Khi hàng hóa là dạng hàng lẻ không chứa trong container, việc giao hàng hoàn thành khi người bán đã bàn giao hàng hóa tại điểm tiếp nhận cho đơn vị thu gom bằng đường sắt hoặc một phương tiện vận tải do đường sắt cung cấp.

Vận chuyển đường bộ

Nếu việc bốc hàng diễn ra tại cơ sở của người bán, thì trách nhiệm giao hàng hoàn thành khi hàng hóa được chất lên xe của người mua cung cấp.

Vận chuyển đường bộ

Khi hàng hóa được người mua yêu cầu giao đến cơ sở vận chuyển, việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường bộ hoặc cho người khác thay mặt người này.

Vận chuyển bằng đường thủy nội địa

Khi việc bốc hàng diễn ra tại cơ sở của người bán hoặc tại bến cảng, trách nhiệm giao hàng được xem hoàn thành khi hàng hóa đã được chất lên tàu chở hàng do người mua cung cấp.

Vận Chuyển Đường Thủy Nội Địa
Vận Chuyển Đường Thủy Nội Địa

Trường hợp hàng hóa được giao đến cơ sở của người vận chuyển, việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường thủy nội địa hoặc 1 người khác được người này ủy quyền.

Vận chuyển đường biển

Nếu là hàng Full Container thì các container phải được vận chuyển đến khu vực Terminal của cảng, hàng hóa được coi là đã được chuyển giao rủi ro khi container đã được đưa vào cơ sở của bến cảng (terminal) đó. Và hàng đã được thông quan.

Một Terminal chụp từ trên cao
Một Terminal chụp từ trên cao

Đối với hàng lẻ (LCL), người bán phải đem đến cho các nơi thu gom hàng lẻ như kho CFS. Việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được giao cho hãng tàu biển hoặc 1 người đại diện cho hãng tàu biển (đơn vị gom hàng consol, forwarder).

Vì Sao nên dùng FCA thay vì Điều Kiện FOB và EXW?

Thế giới cũng như Việt Nam chúng ta rất thường đề cập tới 2 điều kiện FOB và CIF. Và gần như 2 thuật ngữ này như anh em song sinh? Nhưng thực tế, điều kiện FCA chiếm ưu điểm hơn EXW và FOB và được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên người xuất khẩu và nhập khẩu vẫn có tập quán sử dụng FOB và CIF nhiều nhất.

Tỷ lệ sử dụng các điều kiện trong Incoterms
Tỷ lệ sử dụng các điều kiện trong Incoterms. Số liệu từ wiki.onlineaz.vn

Lý Do FCA được cho là ưu điểm hơn FOB

Lý giải cho thực tế trên vì FOB là điều kiện không thích hợp cho hàng hóa chứa trong container. FOB quy định rằng, người bán phải giao hàng lên trên boong tàu (Onboard), nhưng hầu hết hàng container đều buộc phải “hạ” ở Bãi tập kết container (CY – cầu cảng) hoặc chứa tại Kho hàng lẻ (CFS) trước khi nhà vận chuyển đưa hàng lên tàu.

Tham khảo bài viết trước đây SongAnhLogs có đề cập đến việc loại bỏ điều kiện FOB và CIF trong vận chuyển đường biển.

Nếu như hàng hóa (theo điều kiện FOB) khi giao đến CY hoặc kho CFS, xảy ra các tổn thất, thiệt hại trong quá trình chuyển giao giữa người bán và người mua, thì tranh chấp giữa 2 bên chắc chắn sẽ xảy ra. Người mua và người bán nên quy định càng rõ càng tốt về thời gian và địa điểm chuyển giao rủi ro, các trường hợp bất khả kháng, để khi tranh chấp xảy ra, hai bên sớm tìm được giải pháp thỏa đáng.

Điều kiện FOB được cho là không phù hợp vận chuyển đường biển
Điều kiện FOB được cho là không phù hợp vận chuyển đường biển

Phòng thương mại quốc tế ICC – trong phạm vi Incoterm 2010 – điều chỉnh điều kiện FCA phù hợp cho các phương thức vận chuyển hiện đại bằng container. Khi thỏa thuận sử dụng điều kiện FCA, người mua và người bán thỏa thuận rằng người mua thực hiện việc xếp và chất hàng lên phương tiện vận tải do người bán cung cấp, vị trí chuyển giao rủi ro có thể là cơ sở của người bán hoặc tại 1 địa điểm thỏa thuận nào đó trong phạm vi nội địa người bán. Điều này làm giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua như điều kiện FOB.

Lý Do FCA được cho là ưu điểm hơn EXW

Đối với điều kiện EXW, người mua phải chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu cho lô hàng. Việc này có thể gây nên tốn kém chi phí, tiêu tốn nhiều thời gian và gây khó khăn cho những nhà nhập khẩu – Vốn không nắm rõ các quy định thông quan của nước bạn.

Về phía người bán, họ cũng không có nhiệm vụ phải bốc, xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải mà bên mua cung cấp, bởi vì điều kiện EXW chỉ quy định người bán phải chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng cho việc xếp lên phương tiện vận chuyển mà thôi.

Điều kiện CIF trong Incoterms 2010
Điều kiện CIF trong Incoterms 2010

Rõ ràng, người bán có lợi thế tốt hơn trong việc bốc, xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải. Nhưng EXW thì mọi chi phí và trách nhiệm đối với các rủi ro vẫn đang thuộc về người mua. Cho nên, hầu hết trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa lên phương tiện điều được phía người mua thực hiện làm cho họ không chủ động hơn so với người bán.

Có thể bạn quan tâm: cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Xem Thêm : Hướng dẫn viết email trả lời đối tác bằng tiếng Anh chuyên nghiệp từ A – Z

Về cơ bản, người bán và người mua phải có những thỏa thuận cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với các rủi ro và chi phí, trước khi tiến hành quá trình vận chuyển hàng hóa.

Các tiêu chí so sánh EXW FOB FCA Người bán thông quan hàng hóa xuất khẩu cho người mua No Yes Yes Người bán vận chuyển hàng đến điểm chỉ định và xếp hàng lên phương tiện vận chuyển No Yes Yes Người bán trả chi phí để giao hàng đến cảng chỉ định No Yes Tùy các điều khoản riêng Sử dụng cho hàng LCL, FCL và cho đường hàng không Yes No Yes * Điều kiện FOB chỉ nên dùng cho vận chuyển các lô hàng rời bằng đường biển

Bảng so sánh điều kiện FCA với FOB và CIF

Mặc khác, so với điều kiện EXW, FCA được cho rằng linh hoạt và mang lại lợi ích cho cả bên bán và bên mua. Sử dụng FCA, người bán hàng thường có lợi thế trong việc cung cấp các giấy phép liên quan cho quá trình thông quan xuất khẩu. Nhiều ý kiến cho rằng, rất có thể người bán có quan hệ tốt với phía hãng tàu và hải quan khi sử dụng điều kiện FCA. Về phía người mua, lợi thế của bên bán trong thông quan hàng hóa đã vô hình chung giúp họ hạ thấp phần nào các chi phí phải có cho lô hàng nhập khẩu.

Tổng Hợp Một Số Ưu Nhược Điểm Của FCA

SongAnhLogs sẽ giới thiệu chi tiết đến quý đọc giả một số ưu và nhược điểm khi sử dụng phương thức FCA, qua bảng mô tả sau:

Ưu điểm Nhược điểm Người bán có cơ hội nâng cao giá bán của hàng hóa, do các chi phí phát sinh cộng khi bên bán thực hiện thêm trách nhiệm của mình Bất kỳ đề xuất phát sinh nào giữa người bán và người mua đều bị người bán tính phí. Điều này đồng nghĩa với người bán phải chịu thêm rủi ro. Người mua sẽ có cơ hội nắm được các chi phí thật sự trong vận chuyển và bốc xếp hàng hóa đến điểm đến. Chi phí sẽ không có khả năng bị người bán thổi phồng lên. Trách nhiệm người bán chấm dứt khi hàng hóa đã được thông quan, người mua sẽ thực hiện việc mua bảo hiểm cho lô hàng và chịu các rủi ro về sau trong toàn bộ quá trình chuyển tải hàng hóa. Một ưu điểm lớn là người mua không cần quá lo lắng và áp lực trong việc có được giấy phép xuất khẩu theo quy định, để thông quan hàng hóa. Trách nhiệm này thuộc về người bán. Người mua cần thiết phải có thiện chí nhiều hơn – Họ phải cung cấp chính xác cho người bán địa điểm giao hàng thật sự của lô hàng. Người mua phải là người thực sự đứng ra sắp xếp vận chuyển cho lô hàng.

Bảng so sánh ưu nhược điểm của FCA

Giá Trị Hợp Đồng Theo Điều Kiện FCA

Giá của một hợp đồng buôn bán quốc tế theo điều kiện FCA tùy thuộc vào vị trí hàng hóa được vận chuyển từ đâu (Quảng đường ảnh hưởng đáng kể đến giá cước vận tải). Tuy nhiên có 1 số chi phí khác liên quan theo điều kiện FCA mà các nhà nhập khẩu thường đưa vào giá trị hợp đồng ngoại thương . Đó là:

  • Chi phí cho hợp đồng mua hàng theo giá FOB
  • Chi phí vận chuyển
  • Phí mua bảo hiểm hàng hóa
  • Phí lưu và bảo quản tại kho CFS/ Ngoại quan, phí lưu kho DEM/DET
  • Phí dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải
  • Phí vận chuyển hàng về cơ sở sản xuất, nhà kho,…Cùng một số chi phí như: thông quan nhập khẩu, đóng phí và lệ phí khác,…

Nhà nhập khẩu phải dự trù tất cả các chi phí trên cho lô hàng nhập khẩu để có cơ sở sử dụng điều kiện Incoterm phù hợp và đàm phán giá cả với người bán. Người mua hàng nên tìm cách cân đối các chi phí, cũng như tổ chức tốt các bước để handle hàng thông suốt, tránh phát sinh các chi phí không mong muốn.

Kết Luận

Điều kiện FCA là một điều kiện Incoterm phù hợp với nhiều phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức, nên có tính ứng dụng rất cao. Ngoài ra, FCA cho phép người mua hàng chủ động hơn trong việc chỉ định nhà vận chuyển thích hợp.

Không giống như EXW, người mua hàng sử dụng FCA không cần mất nhiều thời gian cho việc thông quan hàng hóa trước khi xuất khẩu. Điều này rất có lợi cho người mua trong việc giúp họ giảm thiểu 1 số chi phí không mong muốn – Khi phải thuê ngoài các dịch vụ chuyên về thông quan xuất khẩu, trong trường hợp họ không thông thạo quy trình tại nước xuất khẩu.

FCA cũng được đề xuất cao hơn so với FOB, FCA giúp giảm thiểu các rủi ro và tranh chấp có thể xảy ra cho cả người mua và người bán trong khi chuyển giao hàng hóa.

Tuy nhiên, khi sử dụng điều kiện FCA, người mua phải có thế mạnh về tìm kiếm nhà vận tải phù hợp cũng như kinh nghiệm trong mua hàng quốc tế, vì trách nhiệm của người bán đối với hàng hóa chấm dứt rất nhanh sau khi giao hàng cho người vận tải.

FCA thích hợp cho những đơn vị có nhà xưởng, cơ sở tại nước ngoài; Công ty mẹ mua hàng từ công ty con và ngược lại. Các công ty xuyên quốc gia này đã có thời gian đầu tư lâu dài tại Việt Nam và thông hiểu chính sách, dĩ nhiên là có quan hệ mật thiết với các hãng tàu đặt tại Việt Nam.

Qua bài viết này, SongAnhLogs mong muốn sẽ giúp các đọc giả có nhiều tham vấn và kiến thức mới về điều kiện Incoterm FCA. Chân thành cảm ơn các bạn độc giả đã dành thời gian đọc hết bài viết này. SongAnhLogs hy vọng nhận được nhiều ý kiến, phản hồi cũng như chia sẻ từ các bạn.

Tham khảo: chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên thpt hạng ii

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Lời kết: Trên đây là bài viết FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Kubet – Trang cá cược hàng đầu Châu Á

Kubet – Trang cá cược hàng đầu Châu Á

Kubet, trước đây được biết đến với cái tên Thiên Hạ Bet, là một trong những nhà cái hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực cá cược…

Nổ hũ là gì? Luật chơi nổ hũ cơ bản cho người mới

Nổ hũ là gì? Luật chơi nổ hũ cơ bản cho người mới

Nổ hũ là gì? Nổ hũ Mb66 là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực cá cược và trò chơi trực tuyến Mb66. Đây là…

Hướng dẫn cách tham gia cá cược đá gà online từ A đến Z

Hướng dẫn cách tham gia cá cược đá gà online từ A đến Z

Đá gà trực tuyến đang dần trở thành một hình thức giải trí thu hút đông đảo người tham gia bởi tính tiện lợi và hấp dẫn….

Dàn đề 3 càng là gì? Trúng dàn đề 3 càng ăn bao nhiêu tiền?

Dàn đề 3 càng là gì? Trúng dàn đề 3 càng ăn bao nhiêu tiền?

Dàn đề 3 càng là gì? Dàn đề 3 càng là một hình thức cá cược phổ biến trong các trò đánh lô đề số tại nhà…

Casino Sin88 – Kinh nghiệm chơi cá cược tại nhà cái Sin88

Casino Sin88 – Kinh nghiệm chơi cá cược tại nhà cái Sin88

Giới thiệu casino sin88 https://sin881.com/ là một nhà cái trực tuyến nổi tiếng và phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực cá cược và giải trí trực…

Những thông tin thú vị về đá gà trực tiếp Thomo

Những thông tin thú vị về đá gà trực tiếp Thomo

Trong thế giới giải trí cá cược trực tuyến, đá gà trực tiếp Thomo không chỉ là một trải nghiệm độc đáo mà còn là nguồn thông…