Cùng xem Nghề đầu bếp và những điều bạn nên biết khi tìm việc trên youtube.
Nghề đầu bếp giờ không chỉ đơn giản là việc bạn chỉ tập trung vào việc chế biến món ăn mà kèm theo đó là những trách nhiệm trong gian bếp mà không phải ai cũng thấy hết. Hãy cùng dongnaiart.edu.vn tìm hiểu thêm về nghề đầu bếp thông qua những chia sẻ dưới đây:
Nghề đầu bếp là gì?
Bạn có ước mong được trở thành một đầu bếp nổi tiếng nhưng liệu rằng bạn đã thực sự hiểu rõ việc làm thế nào để trở thành một đầu bếp nấu ăn chưa?
Bạn có biết: Đầu bếp nấu ăn cần gì để thành MasterChef
Thông thường, đầu bếp là những người có năng lực chuyên môn vững vàng và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc học nấu ăn chuyên nghiệp. Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm định nghĩa nghề đầu bếp Tại đây.
Các vị trí quan trọng trong nghề đầu bếp
- Bếp trưởng: Đứng đầu trong khu bếp sẽ là bếp trưởng – người nắm toàn quyền kiểm soát trong khu vực bếp. Với bề dày kinh nghiệm và khả năng kiểm soát mọi việc trong khu bếp diễn ra suôn sẻ nhằm đảm bảo phục vụ cho thực khách các món ăn chất lượng nhất, đúng giờ.
- Phụ bếp: Vậy còn phụ bếp là gì? Phụ bếp là người luôn bên cạnh, hỗ trợ cho bếp chính. Bên cạnh đó, công việc phụ bếp còn phải đảm bảo giữ vệ sinh khu bếp và các thiết bị máy móc luôn được sạch sẽ, tinh tươm.
Xem thêm: Những công việc cần thiết người phụ bếp phải làm
Ở các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng lớn thì sẽ có nhiều đầu bếp khác nhau, chỉ chuyên về một loại món ăn như:
- Đầu bếp bánh
- Đầu bếp đồ Âu
- Đầu bếp đồ Á
- Đầu bếp Việt …
Với tính chất công việc luôn đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn, người đầu bếp phải luôn chủ động tự học nấu ăn để có thể cho ra đời các món ăn mang đậm dấu ấn cá nhân và sự khác biệt nhưng vẫn đủ lôi cuốn thực khách ghé tới.
Để nấu ăn ngon các đầu bếp cần phải có những kỹ năng gì?
Bí quyết nấu ăn ngon cơ bản chính là từ việc chuẩn bị các nguyên vật liệu nấu ăn một cách đầy đủ phục vụ cho việc chế biến. Do yêu cầu về chất lượng các món ăn được làm ra phải sạch sẽ nên các thiết bị, vật dụng trong khu bếp phải được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm những bí quyết sau đây:
- Đối với các thực phẩm được nhập về, đầu bếp sẽ phải chọn lựa các nguồn hàng rõ ràng về xuất xứ và thời hạn sử dụng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Trang trí món ăn bắt mắt, thu hút thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên.
- Bảo quản đồ thực phẩm ở nơi khô thoáng để không làm giảm chất lượng.
- Luôn giám sát chặt chẽ nhân viên ở tất cả các vị trí khác trong khu bếp như phụ bếp, nhân viên pha chế…
Xem thêm: Nhân viên pha chế cần biết những gì để thành công?
Muốn thành công trong nghề đầu bếp đòi hỏi những yếu tố gì?
Nghiêm túc học nấu ăn
Khi bạn đã đặt mục tiêu muốn gắn bó lâu dài với nghề nấu ăn thì ngay từ khi bắt đầu bạn nên chăm chỉ, chú ý học tập. Đặc biệt, với nghề này việc đầu tư thực hành để lên tay nghề là điều không hề thừa thãi. Bạn phải luôn giữ đam mê trong người, nỗ lực tập trung thì mới thấy được nhiều điều thú vị trong nghề bếp.
Xem thêm: Phụ bếp nhà hàng là gì? Những kỹ năng cần có của phụ bếp
Mỗi lần bạn thực hành và gặp những khó khăn, trở ngại thì bạn sẽ càng tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân, cũng như nâng cao tay nghề. Việc bạn tự học nấu ăn chính là cách bạn đang dành cơ hội trải nghiệm thực tế và khám phá năng lực của chính mình.
Đặt ra mục tiêu cho tương lai
Khi bạn định hình mục tiêu tương lai để phấn đấu thì điều đó đồng nghĩa bạn sẽ vẽ ra cho mình một lộ trình dài hơi giúp bạn có hướng đi chính xác trên con đường trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp hoặc hơn thế là một đầu bếp nổi tiếng.
Nỗ lực thực hiện ước mơ
Không có bất cứ ai ngay từ khi sinh ra đã có tài năng thiên bẩm về ẩm thực, nấu ăn. Những kinh nghiệm quý báu mà bạn có được là cả một quá trình dài hơi. Bạn có đam mê nhưng lại không biết bản thân mình nên bắt đầu từ đâu.
Bạn đã biết: Học nấu ăn ở đâu tốt và mức học phí như thế nào?
Đơn giản thôi! Thay vì xin vào làm việc ở các khách sạn, nhà hàng lớn, bạn có thể lựa chọn xin làm từ những quán ăn, nhà hàng nhỏ. Điều này giúp bạn làm quen dần với môi trường công việc bếp núc từ những điều cơ bản nhất.
Khi bạn dần thích nghi được với môi trường nơi đây, nắm bắt được những công việc nhỏ thì bạn sẽ có động lực đi xa hơn trong việc theo đuổi các mục tiêu lớn.
Chủ động tự học nấu ăn
Xem Thêm : PO là gì? Phân tích sự khác nhau giữa PO và hóa đơn (Invoice)
Việc tự học nấu ăn cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp bạn thuần thục các bước trong nấu nướng và biết thêm được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt, với những món ăn mà bạn yêu thích, thay vì chỉ biết thưởng thức chúng, bạn tìm tòi công thức làm ra chúng. Cách học này khá hay, vừa giúp bạn mở rộng kiến thức mà lại còn tiết kiệm chi phí chi trả rất nhiều.
Tham khảo thêm: Tự học nấu ăn tại nhà: Nguyên tắc vàng giúp nàng vụng về thành công
Trong nấu ăn, việc bạn thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn không ngại thử nghiệm để sáng tạo ra các bí kíp nấu ăn thì bạn sẽ không thể thấy được hết điểm mạnh của bản thân mình. Kể cả khi nấu ăn tại nhà cũng vậy, bạn có thể quan sát phong cách nấu nướng của mình sẽ hướng về các món chính hay là các món tráng miệng? các món ăn mà bản thân thấy phù hợp sẽ ra sao? Từ đó, bạn dễ dàng định hướng bản thân sẽ bắt đầu từ đâu hay tìm hiểu các kiến thức ở đâu?
Tham khảo ý kiến mọi người về món ăn mình làm ra
Thành công của đầu bếp chính là sự hài lòng của thực khách về những món ăn mà họ làm ra. Mỗi một người đều có cách cảm nhận về món ăn khác nhau. Vậy nên, với những món ăn mà bạn làm ra, thay vì bạn tự thưởng thức chúng thì nên mời những người xung quanh. Họ sẽ giúp bạn có những nhận xét, đóng góp khách quan hơn nhiều.
Những lời nhận xét dù theo nghĩa tích cực hay tiêu cực thì đều là nhằm giúp bạn có thêm những kinh nghiệm mới, khám phá năng lực bản thân.
Bên cạnh việc học cách làm các món ăn ngon từ người thân, bạn bè, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông qua các tạp chí, sách chuyên về ẩm thực, các bài viết được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Những nguồn thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về nghề đầu bếp và các món ăn ngon, độc đáo mà bạn muốn hướng tới.
Tham gia các khóa học nấu ăn ở trung tâm
Để hướng tới mục tiêu trở thành một đầu bếp nấu ăn chuyên nghiệp. Bạn cần ghi nhớ về các vấn đề liên quan tới học nấu ăn cơ bản như việc đảm bảo an toàn thực phẩm, cách gia giảm gia vị, kỹ thuật trong nấu nướng … Tất cả những điều này bạn sẽ đều được chỉ dạy ở các lớp dạy nấu ăn dưới sự chỉ dạy của các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy.
Vậy học nấu ăn ở đâu thì tốt nhất? Dù bạn có đăng ký học nấu ăn ở TP.HCM hay học nấu ăn tại Hà Nội thì đừng từ chối các công việc nhẹ nhàng, cơ bản như vệ sinh các vật dụng nấu nướng, nhặt rau, lau sàn nhà … Đó chính là những điều cơ bản nhất khi bạn bắt đầu từng bước học nấu chuyên nghiệp.
Để việc học ở các lớp dạy nấu ăn mang lại hiệu quả cao, bạn nên cần thật sự nghiêm túc để có thể nắm bắt hết các kiến thức mà thầy cô truyền đạt. Bởi lẽ, phần lớn các giảng viên nơi đây đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề bếp và thậm chí có những người còn đang làm việc cho các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng nổi tiếng.
Nếu bạn để cho họ thấy được sự nghiêm túc gắn bó với nghề của bạn thì rất có thể con đường trở thành đầu bếp nổi tiếng.
Nếu các bạn đang tham gia khóa học đầu bếp hãy đầu tư tất cả sự nghiêm túc, cần mẫn để lĩnh hội toàn bộ các kiến thức từ thầy cô. Họ là những người có bề dày kinh nghiệm đáng ngưỡng mộ trong nghề và đang công tác tại các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng. Đây là một khởi đầu cần thiết để trở thành đầu bếp nổi tiếng.
Xem thêm: Đầu bếp nổi tiếng cần gì để trở nên thành công?
Để ứng tuyển vào các vị trí đầu bếp, bạn cần bổ sung các kiến thức chuyên môn và những kỹ năng mềm ở các lớp dạy nấu ăn. Điều mà nhiều người thắc mắc nhất chính là học phí học nấu ăn thường là bao nhiêu? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây:
- Với các khóa học ngắn hạn (sơ cấp) có thời gian khoảng 3-6 tháng thì học phí học nấu ăn sẽ rơi vào chừng 7 – 10 triệu/cấp độ hoặc trọn gói tầm 22 – 25 triệu/khóa trọn gói. Khóa học này có ưu điểm giúp bạn học nhanh, kiếm việc nhanh, linh hoạt về thời gian giúp bạn có thể vừa học vừa làm việc kiếm thêm thu nhập.
- Với các khóa học dài hạn (trung cấp) thì mức học phí học nấu ăn rơi vào chừng 8 – 14 triệu/kỳ. Các khóa học này sẽ đi sâu hơn về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, việc đào tạo cũng mở rộng hơn.
- Với các khóa học Kỹ thuật chế biến món ăn (KTCBMA) sẽ nhỉnh hơn đôi chút. Một học kỳ sẽ dao động khoảng từ 8-14 triệu cho mỗi học kỳ. Nghĩa là với hệ trung cấp, chương trình đào tạo mở rộng cả đối với đối tượng chỉ mới tốt nghiệp THCS.
Xem thêm: Học phí học nấu ăn là bao nhiêu? Cơ sở nào dạy nghề đầu bếp nào uy tín?
Đối với những ai chọn học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn (KTCBMA) hệ trung cấp, chương trình đào tạo sẽ thêm thời lượng để phát triển và nâng cao hơn nữa về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời bổ sung các môn văn hóa, đại cương để đảm bảo sinh viên hoàn thành chương trình THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT ban hành và quy định.
Nếu bạn chỉ dừng lại ở việc chăm chỉ tích lũy kinh nghiệm và nắm vững các kiến thức chuyên môn thì quả là thiếu sót nếu bạn bỏ qua các chứng chỉ về nghề bếp. Trên thị trường dịch vụ khách sạn, nhà hàng hiện nay, có rất nhiều đơn vị đang có xu hướng tuyển dụng các đầu bếp có chứng chỉ nghề nghiệp được cấp bởi các tổ chức có tiếng tăm.
Có chứng chỉ nghề bếp trong tay thì đồng nghĩa với việc con đường đến với đỉnh cao thành công trong nghề bếp của bạn càng gần hơn bao giờ hết, mức lương đầu bếp cũng theo đó mà được đẩy lên cao hơn, trung bình dao động chừng 15 -30 triệu đồng/tháng hoặc thậm chí có thể hơn thế nữa.
Xem ngay: Hé lộ mức lương đầu bếp không phải ai cũng biết
Không ngừng học hỏi, sáng tạo
Nhu cầu đòi hỏi muốn thưởng thức các món ăn mới mẻ của thực khách luôn thay đổi. Điều này đòi hỏi người đầu bếp phải luôn nắm bắt xu hướng và sáng tạo không ngừng để không bị hòa tan vào mặt bằng chung.
Xem Thêm : làm table of content trong word 2010
Những lời nhận xét, góp ý của thực khách chính là tạo cơ hội cho người đầu bếp có thể nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu từ những món ăn của bản thân. Việc bạn tiếp xúc và làm việc với những đầu bếp giỏi là cách để bạn có một nguồn kiến thức vô hạn và tiếp thêm động lực để yêu nghề.
Tham khảo thêm: 4 lý do khiến các bạn trẻ theo học nấu ăn chuyên nghiệp
Việc bạn chứng minh được năng lực của bản thân, sự sáng tạo không ngừng sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công. Không ai thành công mà không trải qua vấp ngã. Nếu bạn có thái độ cầu tiến và đạo đức tận tâm với nghề thì con đường nghề bếp càng rộng mở. Các món ăn được làm bằng sự tâm huyết, chăm chút tỉ mỉ thì chắc chắn thực khách sẽ đón nhận chúng.
Không có vị trí nào là hèn kém trong gian bếp, kể cả việc bạn xay thịt, nhặt rau cho tới các công việc khác liên quan tới tay chân. Bạn đang bước từng bước chân vững chắc trên con đường học hỏi các kiến thức. Chắc chắn sẽ chẳng bao lâu nữa, người nắm giữ quyền kiểm soát mọi việc trong khu bếp chính là bạn.
Những khó khăn mà nghề đầu bếp thường phải đối mặt
Thiếu thời gian để ngủ
Nếu bạn xác định theo nghề bếp thì bên cạnh những thành công bạn cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách, thậm chí là cả những áp lực kèm theo đó nữa.
Người đầu bếp thường sẽ phải kiểm soát tình hình mọi việc trong khu vực bếp từ các thực phẩm, nguyên vật liệu mua vào, cách sơ chế các món ăn, các vật dụng dùng cho việc nấu nướng….
Xem thêm: Công việc phụ bếp: Cần gì để theo đuổi con đường đầu bếp chuyên nghiệp
Để gánh vác hết được tất cả các công việc này, người đầu bếp sẽ phải chuẩn bị từ sáng sớm và là người kết thúc công việc cuối cùng.
Với những bạn trẻ mới bắt đầu bước chân học làm đầu bếp chắc chắn chưa thể làm quen hết tốc độ làm việc trong khu bếp sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng uể oải, thiếu ngủ. Để tập trung làm tốt công việc, có khi họ sẽ chẳng còn tâm trí giải trí, vui chơi cá nhân.
Chỉ có những người trong ngành mới có thể thấu hiểu hết được sự vất vả của nghề bếp.
Cảm xúc vui buồn đan xen lẫn lộn
Bất cứ công việc nào cũng đều sẽ đem đến cho bạn những cảm xúc khác nhau, trong đó nghề đầu bếp cũng vậy. Họ sẽ luôn phải chịu những khó khăn, áp lực để sáng tạo ra những món ăn độc đáo, bắt mắt, hương vị đáp ứng yêu cầu của thực khách.
Và khi họ nhận được những lời khen ngợi từ thực khách thì đó chính là cảm xúc vui mừng khó lòng diễn tả được. Còn nếu họ chỉ nhận lại những lời nhận xét không hay từ thực khách về món ăn thì cảm xúc lúc đó như nào thì chắc bạn cũng có thể thấu hiểu, đầu bếp sẽ mang một tâm lý bức bối, nặng nề trong lòng.
Thường xuyên chỉ được làm những công việc tẻ nhạt
Ở các nhà hàng, khách sạn, những điều đầu tiên bạn phải làm trong việc học làm đầu bếp sẽ là từ cách cầm dao, rửa rau cho đúng quy định … chứ không phải là được học xào, nấu, học nghề pha chế thì đúng là thực sự quá tẻ nhạt. Dưới đây là những điểm không hấp dẫn của nghề đầu bếp:
Xem thêm: Học nghề pha chế: Tương lai và cơ hội nghề nghiệp
- Làm đầu bếp mỗi ngày, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng chán nản, không thấy tương lai và cuối cùng bỏ ngang công việc giữa chừng.
- Có những người thì lại được phân công đảm nhiệm các vị trí thậm chí chả liên quan gì đến nấu ăn như tạp vụ, rửa bát, dọn vệ sinh … Ngay cả cơ hội vận dụng các kiến thức bạn đã được học cũng không hề có.
- Những công việc này ngốn khá nhiều thời gian và rồi cuối cùng nó khiến bạn chán nản và chấp nhận từ bỏ.
Lắng nghe những lời lẽ không hay
Nếu chỉ tìm hiểu sơ qua, bạn sẽ thấy nghề đầu bếp cũng khá đơn giản và có nhiều cơ hội để phát triển nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy. Trong khu bếp, bạn luôn phải đối mặt với các áp lực khác nhau từ thời gian phục vụ thực khách hay sức nóng được tỏa ra từ các bếp nấu…
Đọc thêm: Những điều nhất định phải biết khi học làm đầu bếp
Các công đoạn đều phải được xử lý nhanh chóng nhưng phải trình bày bắt mắt. Với các bạn còn đang trong thời gian học làm đầu bếp thì điều này quả là một thử thách. Bạn khó tránh khỏi việc mắc lỗi dẫn tới nhận những lời chỉ trích từ bếp trưởng.
Nếu bạn không có khả năng chịu đựng những điều này thì chắc chắn bạn sẽ dễ cảm thấy tủi thân và buông xuôi mọi thứ chứ đừng nói gì việc cố gắng để leo lên một vị trí đầu bếp chuyên nghiệp, nổi tiếng.
Nếu bạn ước mong trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp và muốn gắn bó lâu dài với nghề này thì nên nắm vững những điều trên. Hi vọng qua bài viết này sẽ phần nào giúp bạn định hình được công việc làm đầu bếp. Chúc bạn thành công trong tương lai!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Nghề đầu bếp và những điều bạn nên biết khi tìm việc. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn