Cách đọc tên các hợp chất hóa học vô cơ và hữu cơ

Cùng xem Cách đọc tên các hợp chất hóa học vô cơ và hữu cơ trên youtube.

Để nhớ cách đọc tên các hợp chất hóa học hữu cơ và vô cơ là cách để các em dễ dàng ghi nhớ các bài học về hóa, tuy nhiên còn khá nhiều em chưa biết cách gọi tên của hợp chất hóa học.

Bài viết dưới đây tổng hợp cách viết và đọc các hợp chất hoá học hữu cơ và vô cơ theo những quy tắc được quy định, các em có thể tham khảo bài viết này để biết cách gọi tên các oxit axit, oxit bazơ, muối,… một cách thành thạo nhé.

Bạn đang xem: Cách đọc tên các hợp chất hóa học vô cơ và hữu cơ

cách gọi tên các hợp chất hóa vô cơ hữu cơ

A. Cách đọc tên các hợp chất hoá học vô cơ

I. Cách viết công thức các hợp chất vô cơ

– Phần dương (nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn) của các hợp chất viết trước phần âm (nguyên tố có độ âm điện lớn hơn), số nguyên tử viết ở dưới ký hiệu.

 Ví dụ: K2S , KOH, Na2S, NaOH, NaCl, Na3PO4, H3PO4, H2SO4,…

II. Cách đọc tên các hợp chất vô cơ

– Phần nào viết trước đọc trước, phần nào viết sau đọc sau. Các hợp chất vô cơ có mấy loại sau:

1. Oxit – cách đọc tên các hợp chất oxit

+ Nếu nguyên tố trong các hợp chất chỉ có một hoá trị (một số oxi hoá) thì không cần, chỉ đọc tên: Nguyên tố + Oxit.

 Ví dụ: Na2O: Natri oxit;  Al2O3: Nhôm oxit;  MgO: Magie oxit

+ Nếu nguyên tố có nhiều hoá trị (nhiều oxi hóa) thì ta đọc kèm theo hóa trị của chúng (viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc)

 Ví dụ: Cu2O: Đồng (I) oxit;  CuO: Đồng (II) oxit;

 FeO: Sắt (II) oxit; Fe2O3: Sắt (III) oxit; 

+ Hoặc đọc số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng các tiền tố như: mono (một), di (hai), tri (ba), tetra (bốn), penta (năm)…. thường khi có một nguyên tử thì không cần đọc tiền tố mono

 Ví dụ: N2O: Đinitơ oxit hoặc nitơ (I) oxit;

 NO: Nitơ oxit hoặc Nitơ (II) oxit

 N2O3: Đinitơ trioxit hay nitơ (III) oxit

 NO2: nitơ dioxit hay nitơ (IV) oxit

 N2O5: Đinitơ penta oxit hay nitơ (V) oxit

+ Những oxit mà trong phân tử có liên kết dây oxi (-O-O-) thì gọi là peoxit.

 Ví dụ: H2O2: hyđro peoxit (H-O-O-H); Na2O2: natri peoxit (Na-O-O-Na)

+ Ngoài ra còn một số rất ít oxit có tên gọi đặc biệt xuất phát từ lịch sử hay lấy tên một địa phương nào đó nhưng không được gọi là thuật ngữ hóa học chính thức, mặc dù hay dùng.

 Ví dụ: khí Các-bo-níc (CO2),…

2. Hyđroxit – cách đọc tên các hợp chất có gốc hyđroxit

+ Hyđroxit là hợp chất có công thức chung là M(OH)n.

– Tên hợp chất hyđroxit = Tên của phần dương (nếu phần dương là một kim loại có nhiều hóa trị (nhiều số oxi hóa) thì đọc thêm số hóa trị (hay số oxi hóa) viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc ngay sau tên nguyên tốt + hyđroxit (tên của nhóm OH).

 Ví dụ: NaOH: Natri hyđroxit;  Ba(OH)2: Bari Hyđroxit

 Al(OH)3: Nhôm hyđroxit;  Zn(OH)2: Kẽm hyđroxit

 NH4OH: Ammi hyđroxit;  Fe(OH)2: Sắt (II) hyđroxit

 Cu(OH)2: Đồng (II) hyđroxit;  Fe(OH)3: Sắt (III) hyđroxit

3. Axit – cách đọc tên các axit vô cơ

a) Loại axit trong phân tử có Hyđro là nguyên tố dương (cation), còn phần âm là anion axit không có oxi. Loại axit này được gọi là hyđroaxit, có công thức chung là HnXm.

 Cách đọc: Tên của hyđroaxit = Axit + tên của nguyên tố X + đuôi hyđric.

 Ví dụ: HCl: Axit clohyđric;  HF: Axit fluohyđric

 HBr: Axit bromhyđric;  HI: Axit iothyđric;

 H2S: Axit sunfuhyđric;  HN3: Axit nitơhyđric

 HCN: Axit xianhyđric

b) Loại axit trong phần anion axit có chứa oxi được gọi là Oxiaxit,có công thức chung là: HnXmOp. Loại axit này cách đọc có phức tạp hơn, X có thể có nhiều số oxi hóa khác nhau.

Khi m = 1 (HnXOp)

+ Nếu X là nguyên tố từ nhóm III đến nhóm VI (cả nhóm A và B), có số oxi hóa cao nhất đúng bằng số thứ tự của nhóm thì:

khi X có số hóa trị cao nhất thì:

 Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic

 Ví dụ: H2CO­3: axit cacbonic (C+4); H2SiO3: axit silicic (Si+4)

 HNO3: axit nitric (N+5);  H2SO4: axit sunfuaric (S+5)

 H3PO4: axit photphoric (P+5)

Khi X có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa cao nhất 2 đơn vị thì:

 Tên axit = Axit + Tên nguyên tố X + đuôi ơ

 Ví dụ: HNO2: axit nitrơ (N+3);  H2SO3: axit sunfuarơ (S+4);

 H3PO3: axit photphorơ (P+3)

+ Nếu X là nguyên tố thuộc nhóm VII (cả nhóm A và B) thì:

– Khi X có số oxi hóa là +6 (hoặc là +5 khi nó không có số oxi hóa là +6) thì:

 Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic

 Ví dụ: H2MnO4: axit manganic (Mn+6); HClO3: axit cloric (Cl+5)

– Khi X có số oxi hóa thấp hơn số ôxi hóa trên 2 đơn vị thì:

 Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ơ

 Ví dụ: H2MnO3: axit manganơ (Mn+4); HClO2: axit clorơ (Cl+3)

– Khi X có số hóa trị cao nhất, đúng bằng số thứ tự và nhóm (VII) thì thêm tiền tố Pe trước tên nguyên tố X + đuôi ic:

 Tên axit = axit + pe tên nguyên tố X + đuôi ic

 Ví dụ: HMnO4: axit pemanganic (Mn+7);  HClO4: axit pecloric (Cl+7);  HIO4: axit peiodic (I+7).

+ Khi m = 2, 3, 4… (HnXmOp)

– Khi đọc ta thêm tiền tố di, tri, tetra… vào trước nguyên tố X còn thêm đuôi ic nếu X có số oxi hóa cao và ơ khi X có số oxi hóa thấp.

 Ví dụ: H4P2O7: axit diphotphoric (P+5); H2S2O7: axit disunfuric (S+6)

 H2S3O10: axit trisunfuric (S+6);  H2B4O7: axit tetraboric (B+3)

 H2S2P5: axit disunfurơ (S+4); H2P4O7: axit tetraphotphorơ (P+3)

c) Một số trường hợp riêng

Xem Thêm : 999 Những Câu Nói Hay Về Thể Thao, Gym, Giảm Cân 2021

– Nếu trong phân tử axit có dây oxi (-O-O-) thì đọc thêm tiền tố peoxo trước tên nguyên tố X.

 Ví dụ: H2CO4: axit peoxo cacbonic (C+4);  H3PO5: axit peoxo photphoric (P+5)

 H4P2O8: axit peoxo diphotphoric (P+5);  H2SO5: axit peoxo sunfuric (S+6);

 H2S2O8: axit peoxo sunfuric (S+4); HNO4: axit peoxo nitric (N+5)

– Nếu trong phân tử oxi axit có một, hai hay ba nguyên tử S thay thế các nguyên tử O thì thêm tiền tố tio, ditio, tritio vào trước nguyên tố X.

Ví dụ: H2S2O3: axit tio sunfuric; H3PO2S2: axit ditio photphoric

 H3As2S3: axit tritio asenơ (H3As2S3: axit asenơ)

– Nếu X trong phân tử oxi axit có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa của X trong axit có hậu tố là ơ thì ta thêm tiền tố hipo trước X.

 Ví dụ: HCl+3O2: axit clorơ thì HCl+1O: axit hipo clorơ

 H3P+3O3: axit photphorơ thì H3P+1O2: axit hipo photphorơ

 HN+3O2: axit nitrơ thì HN+10: axit hipo nitrơ.

+ Nếu trong nhiều phân tử oxit axit mà trong nguyên tố X có số oxi hóa giống nhau nhưng có số nhóm OH khác nhau thì:

– Nếu trong phân tử có nhiều nhóm OH khác nhau thì khi đọc thêm tiền tố octo-

– Nếu trong phân tử có ít nhóm OH thì khi đọc thêm tiền tố meta-

– Nếu trong phân tử số OH trung bình khi đọc thêm tiền tố piro-

 Ví dụ: H3PO4: axit octophotphoric (P+5);  H4P2O7: axit pirophotphoric (P+5)

4. Muối – cách đọc tên các Muối

– Muối là hợp chất, trong phân tử gồm hai phần: cation và anion.

 Tên muối = tên cation + tên anion gốc axit.

4.1. Cation muối có thể là

a) Cation kim loại: Đọc tên nguyên tử nguyên tử kim loại. Nếu kim loại có nhiều hóa trị khác nhau thì thêm số La mã chỉ hóa trị của kim loại đặt trong dấu ngoặc (nếu kim loại chỉ có một hóa trị thì không cần).

Ví dụ: Na+ natri;  Al3+ nhôm;  Fe2+ sắt (II);  Cu+ đồng (I);

 Ca2+ canxi; Zn2+ kẽm;  Fe3+ sắt (III);  Cu2+ đồng (II);

 Hg2+ thủy ngân (II); Sn2+ thiếc (II); Sn4+ thiếc (IV)

b) Cation muối gồm nhiều nguyên tử

 Ví dụ: BiO+: bitmutyl; VO+: vanadyl (III);  VO3+: vanadyl (V);

 SO22+: sunfuryl (VI); PS3+: tiophotphoryl (V); UO22+: uranyl;

 VO2+: vanadyl (IV); SO2+: tionyl sunfuryl (IV);

 PO3+: photphoryl (V); NH4+: amoni

4.2. Anion muối thường là gốc axit

a) Nếu anion là gốc của hyđroaxit thì tên anion gốc axit được đọc: tên nguyên tố X (nếu gốc còn hyđro thì đọc hyđro rồi tên nguyên tố X) + đuôi ua (thay đuôi hyđric trong axit bằng đuôi ua, đối với những từ sau khi bỏ đuôi hidric mà còn là một nguyên tố âm O thì thêm r trước ua cho dễ đọc).

 Ví dụ: F: Florua;  I: Iotua;  CN: Xianua;  Cl: Clorua;  S2: Sunfua

 SCN: Sunfuaxxianua;  Br: Bromua;  HS: Hyđrosunfua;

b) Nếu anion là gốc của oxi axit thì:

– Nếu trong axit có đuôi là ic thì gốc axit đổi ic thành at

– Nếu trong axit có đuôi ơ thì đổi thành it

 Ví dụ: CO3: cacbonat; NO3: nitrat;  PO43-: photphat; H2PO4dihyđrophotphat

 SO3: sunfit;  H3PO3: chỉ là diaxit;  H2PO4: hyđrophotphit; ClO2: clorit

 NO4: penitrat; S2O82-: pedisunfat;  ClO4: peclorat;  HCO3: hyđrocacbonat

 SO42-: sunfat;  HPO43-: hyđrophotphat;  S2O32-: tiosunfat

 HSO3: hyđrosunfit;  HPO32-: đọc là photphit;  NO2: nitrit;

 CO42-: peoxocacbonat;  SO52-: pesunfat;  ClO: hipoclorit

4.3. Các đọc tên Muối

– Đọc tên phần canion trước sau đó đọc tên phần anion

 Ví dụ: NaCl: natri clorua;  Ba(NO3)2: Bari nitrat; Al2(SO4)3: nhôm sunfat

 CuCl: đồng (I) clorua; CuCl2: đồng (II) clorua;  BaS2O3: Bari tiosunfat

 FeSO4: sắt (II) sunfat; Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat

 (NH4)2S2O8: amoni peoxodisunfat;  Ca(H2PO4)2: canxi dihyđrophotphat

 CaHPO4: canxi hyđrophotphat;  Ca3(PO4)2: canxi photphat

 CaC2O4: canxi oxalat;  SOCl2: tionyl clorua;  SO2Cl2: sunfuryl clorua

 POCl3: photphoryl clorua; PSCl3: tiophotphoryl clorua

 Cu2(OH)2CO3: đồng (II) dihyđroxo cacbonat;  BiOHCl2: bitmutyl hyđro clorua

4.4. Đọc tên Muối kép

– Hỗn hợp của những muối có cùng một anion với nhiều cation khác nhau. Vì vậy, đọc tên các muối kép ta đọc tên các cation (nối với nhau bằng gạch ngang) và tên của anion gốc axit chung.

 Ví dụ: K2SO4.Al2(SO4)3: có thể viết KAl(SO4)2: kali nhôm sunfat

 K2CO3.Na3CO3: có thể viết KNaCO3: kali natri cacbonat

 KNaC4H4O6: kali natri tactrat

5. Cách đọc tên các hợp chất phức (phức chất)

+ Cấu tạo của hợp chất phức cũng gồm 2 ion liên kết với nhau. Ion phức viết trong dấu móc và ion trái dấu viết ngoài dấu móc:

– Ion phức có thể âm hay dương được viết theo trật tự sau: nguyên tử trung tâm rồi đến phối tử (phối tử có thể là ion âm hay phân tử trung tính hoặc cả hai, viết trong dấu ngoặc, rồi đế số chỉ số phối tử).

– Ion trái dấu với ion phức là cation thì viết trước ion phức, nếu là anion thì viết sau.
Tên của phức chất = tên của cation nối tên của anion

+ Tên của ion phức được đọc theo trật tự: số phối tử + tên phối tử (nếu phối tử gồm hai loại cả anion và cả phân tử trung hòa, khi đó đọc số phối tử + tên phôi tử là anion rồi đọc số phôi tử + tên phối tử và phối tử trung hòa) sau đó mới đọc tên của nguyên tố trung tâm có kèm theo số oxi hoá của nó.

a) Cách đọc tên số phối tử:

– Dùng các tiền tố di, tri, tetra, phita, hexa, hepta, octa… để chỉ các số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8… nếu phối tử có tên viết dài và trong phối tử đã có sẵn các chữ di, tri, tetra… rồi thì viết phối tử đó trong ngoặc đơn rồi dùng các tiền tố đặt trước dấu ngoặc đơn để chỉ số lượng phối tử, các tiền tố lúc này dùng bis, tris, tetrakis, pentakis, hexakis…. để chỉ các số 2, 3, 4, 5, 6….

b) Cách đọc tên phối tử:

– Nếu phối tử là phân tử trung hòa thì đọc tên phân tử đó

 Ví dụ: C6H5N: piridin;  CH3NH2: metylamin;  NH2-(NH2)2-NH2: etylen diamin..

Lưu ý: một số phân tử có tên riêng và thường dùng đó là:

 H2O – aqua;  NH3 – ammin;  CO – cacbonyl;  NO – nitrozyl

– Nếu phối tử là anion thì đọc tên của anion đó + đuôi o.

 Ví dụ:  F: fluoro;  Cl: cloro;   Br: bromo;  I-: ioto; H+: hyđroxo

Xem Thêm : Hình ảnh xe đạp độ cực đẹp và chất

 SO42-: sunfato;  CO32-: cacbonato;  NO2: nitrito;  NO3: nitrato

 CN: xiano;  SCN: tioxiano; O2-: oxo; O22-: peoxo;

 S2-: sunfo hay tio S2O32-: tiosunfato; C2O42-: oxalato;  SO32-: sunfito

c) Cách đọc tên nguyên tử trung tâm.

+ Có 2 trường hợp khi ion phức là cation hay anion.

– Nếu ion phức là cation thì nguyên tử trung tâm được đọc như sau: đọc tên nguyên tố trung tâm và số La mã đặt trong dấu ngoặc để chỉ số oxi hóa của nó.

 Ví dụ: [Co(NH3)6]Cl3 hexammin coban (III) clorua

 [Co(NH3)6]3+ cation hexammin coban (III)

 [Co(NH3)5]Cl2 cloro – pentammin coban (III) clorua

 [CoCl(NH3)5]2+ cation cloro – pentammin coban (III)

 [Cr(NH3)6]Cl2 hexammin crom (II) clorua

 [CoCl(H2O)5]Cl2 cloro – pentaqua coban (III) clorua

 [Cu(NH2-CH2-CH2-NH2)2]SO4 bis (etilendiamin) đồng (II) sunfat

– Nếu ion phức là anion thì nguyên tử trung tâm được đọc như sau: đọc tên nguyên tố trung tâm thêm hậu tố at và số La mã đặt trong dấu ngoặc để chỉ số oxi hóa của nguyên tố.

 Ví dụ: Na2[Pt(C2O4)3] natri trioxalato platinat (IV)

 K4[Fe(CN)6] kali hexaxiano ferret (II)

 K3[Fe(CN)6] kali hexaxiano ferret (III)

 H[AuCl4] axit tetracloro vàng (III)

Lưu ý: Nếu phức không phải là ion mà là trung tính (trung hòa) thì loai phức này được đọc như sau: đọc tên phối tử có tiền tố chỉ số phối tử, rồi tên nguyên tố trung tâm có kèm theo số oxi hóa (viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc).

Ví dụ: [PtCl2(NH3)2] dicloro diammin platin (II)

[Co(NO2)3(NH3)3] trinitro triammin coban (III)

B. Cách đọc tên các hợp chất hoá học hữu cơ

I. Tên gọi các hợp chất hữu cơ thông thường

– Thường đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng đôi khi có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất loại nào.

 Ví dụ: Axitfomic (axit kiến); olefin (khí dầu); axit axetic (axit giấm), …

II. Tên gọi các hợp chất hữu cơ hợp lý và theo chuẩn quốc tế

1. Tên gọi hợp lý

+ Gọi theo hợp chất đơn giản nhất, các hợp chất khác được xem là dẫn xuất của chúng, ở đó nguyên tử H được thay thế bằng các gốc hữu cơ. 

 Ví dụ: CH3 – OH : rượu metylic (cacbinol);

 CH3 – CH2 – OH : rượu etylic (metyl cacbinol)

2. Tên gọi quốc tế

– Gọi theo quy ước của Liên đoàn quốc tế hoá học lý thuyết và ứng dụng (IUPAC).

a) Tên gốc – chức: gồm Tên phần gốc_Tên phần định chức.

 Ví dụ: C2H5 – Cl: Etyl clorua; C2H5 – O – CH3: Etyl metyl ete

 Lưu ý: Iso và neo viết liền, sec- và tert- có dấu gạch nối “-“

b) Tên thay thế: Tên thay thế được viết liền, không viết cách như tên gốc chức, phân làm ba phần như sau: Tên phần thế (có thể không có) + Tên mạch cacbon chính+(bắt buộc phải có) + Tên phần định chức (bắt buộc phải có)

Ví dụ: H3C – CH3: et+an (etan); C2H5 – Cl: clo+et+an (cloetan);

 CH3 – CH=CH – CH3: but-2-en; CH3 – CH(OH) – CH = CH2: but-3-en-2-ol

Chú ý: Thứ tự ưu tiên trong mạch như sau:

 -COOH > -CHO > -OH > -NH> -C=C > -C≡CH > nhóm thế

Ví dụ: OHC-CHO: etanđial;

 HC≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO: 3-vinylhept-2-en-6-inal

 OHC-C≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO: 3-vinyloct-2-en-6-inđial

* Lưu ý: Tên số đếm và tên mạch CACBON chính

 TT — Số đếm — Mạch CACBON chính

 1  —  Mono  —  Met

 2  —  Đi  —  Et

 3  —  Tri  —  Prop

 4  —  Tetra  —  But

 5  —  Penta  —  Pent

 6  —  Hexa  —  Hex

 7  —  Hepta  —  Hept

 8  —  Octa  —  Oct

 9  —  Nona  —  Non

 10  —  Đeca  —  Đec

Cách nhớ: Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng

2. Tên một số gốc (nhóm) hiđrocacbon thường gặp

a) Gốc (nhóm) no ankyl: (từ ankan bớt đi 1H ta được nhóm ankyl)

CH3-: metyl; CH3-CH2-: etyl; CH3-CH2-CH2-: propyl; CH3-CH(CH3)-: isopropyl; CH3[CH2]2CH2-: butyl; CH3-CH(CH3)-CH2-: isobutyl; CH3-CH2-CH(CH3)-: sec-butyl

(CH3)3C-: tert-butyl; CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-: isoamyl

b) Gốc (nhóm) không no: CH2=CH-: vinyl; CH2=CH-CH2-: anlyl

c) Gốc (nhóm) thơm: C6H5-: phenyl; C6H5-CH2-: benzyl

d) Gốc (nhóm) anđehit-xeton: -CHO: fomyl; -CH2-CHO: fomyl metyl; CH3-CO-: axetyl; C6H5CO-: benzoyl

 

Hy vọng với bài tổng hợp cách gọi tên các hợp chất hóa học, vô cơ và hữu cơ ở trên hữu ích cho các bạn. Mọi góp ý và thắc mắc các bạn hãy để lại dưới phần nhận xét để DONGNAIARTghi nhận và hỗ trợ, chúc các bạn học tập tốt.

Đăng bởi: DONGNAIART

Chuyên mục: Giáo Dục

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tin tức

Lời kết: Trên đây là bài viết Cách đọc tên các hợp chất hóa học vô cơ và hữu cơ. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Top 5 nhà cái giao dịch rút tiền nhanh chóng và hiệu quả

Top 5 nhà cái giao dịch rút tiền nhanh chóng và hiệu quả

Trong thế giới cá cược trực tuyến, việc chọn lựa nhà cái có dịch vụ giao dịch rút tiền nhanh chóng và hiệu quả là một yếu…

Bíp kíp bắt kèo đá gà trực tiếp uy tín, đơn giản cho kê thủ

Bíp kíp bắt kèo đá gà trực tiếp uy tín, đơn giản cho kê thủ

Các trang cá cược ngày nay đã phát triển một loạt các kèo đá gà trực tiếp, mang lại sự đa dạng và cơ hội kiếm tiền…

Cách lựa chọn nhà cái trực tuyến uy tín và chất lượng

Cách lựa chọn nhà cái trực tuyến uy tín và chất lượng

Khi quyết định tham gia cá cược trực tuyến, việc lựa chọn một nhà cái uy tín và chất lượng là điều vô cùng quan trọng. Trên…

Cược Đá Gà HB88 Và Những Ưu Đãi Ngập Tràn Tại Nhà Cái 

Cược Đá Gà HB88 Và Những Ưu Đãi Ngập Tràn Tại Nhà Cái 

Sảnh đá gà HB88 được xem là một trong những điểm đến cá cược hấp dẫn, mang đến những trận đấu đầy kịch tính, căng thẳng. Trong…

Roulette là gì? Kinh nghiệm chơi Roulette luôn thắng từ cao thủ

Roulette là gì? Kinh nghiệm chơi Roulette luôn thắng từ cao thủ

Roulette là gì? Roulette là một trò chơi sòng bạc phổ biến được chơi trên một bàn quay có chứa một bánh xe quay và một bảng…

Giải thích kèo chấp 1.5 – Các mẹo chơi hiệu quả 

Giải thích kèo chấp 1.5 – Các mẹo chơi hiệu quả 

Bóng đá được mệnh môn thể thao vua, là niềm đam mê của không ít người hâm mộ trên toàn thế giới. Kèo chấp 1.5 trong bóng…