Khoảng năm 1913, Trường Dạy nghề Biên Hòa đổi thành Trường Mỹ nghệ Bản xứ Biên Hòa (École d’Art indigène de Bienhoa) phù hợp với quyết định ngày 11/9/1913 của ông Tỉnh trưởng Krautheimer, được ông Thống đốc Nam Kì duyệt ngày 22/9/1913.
Năm 1916, thời gian học tập sửa đổi lại là 4 năm thay vì 3 năm và chia thành 4 lớp học.
Năm 1918, ông A. Joyeux bận nhiều công việc chuyên môn nên xin nghỉ. Ông Serré, giáo viên gốm thay thế việc điều hành dạy và học.Ông Serré cũng cố thêm các điều ông Joyeux đề xướng. Ông Serré chú trọng đến ban Gốm.
Hàng năm trường đều có sản phẩm trưng bày tại Hội Mỹ thuật Sài Gòn (Société des Beaux – Arts de Saigon), tham dự triển lãm tại Hà Nội và các nơi trong và ngoài nước. Dưới sự điều hành của ông Serré, năm 1922 tại Hà Nội, các sản phẩm xinh xinh bằng đồng, bằng gốm của phái Tân học Biên Hòa đã được người Hà Nội khen hết lời. Năm 1921,, ông Thống đốc nam Kì phải ứng trước 600 đồng cho tỉnh Biên Hòa để mua những voi, cóc, rùa….bằng đồng, các chậu hình ô van, lục giác, lan can…bằng gốm để đem đi triển lãm tại Hội chợ Marseille năm 1922. Qua các kỳ triển lãm, nhà trường nhận được nhiều hợp đồng đem về để giải quyết công ăn việc làm cho số học sinh tốt nghiệp.
Năm 1923, chính phủ Pháp bổ nhiệm hai chuyên viên: ông Balick tốt nghiệp trường Mỵ thuật Trang trí Paris, làm Hiệu trưởng – có quyền hạn như bây giờ - và bà Mariette, tốt nghiệp trường Gốm Limoges – phụ tá.
Về các ban chuyên môn, ông bà Balick chỉ giữ lại hai ban truyền thống, đó là ban Đúc đồng và ban Gốm.
Ban Gỗ chạm khắc gỗ quí giao cho trường dạy nghề Thủ dầu Một. Ngoài ra còn có bộ môn Đá – đá Ang Kor phục chế, ít tuyển sinh, năm có năm không.
Ông Balick đứng đầu ban Đúc đồng với 3 đốc công bản xứ và 21 học trò. Bà Balick đứng đầu ban Gốm, có 1 đốc công bản xứ và 12 học trò. Ban Gỗ có 7 học trò. Ngàoi ra các ban còn có huấn mĩ viên (thợ huấn luyện nghề, nếu ngành thể thao gọi là huấn luyện viên) giúp việc.
Thời gian học là 4 năm: hai năm đầu học các môn cơ bản và luân phiên các ban. Hai năm cuối học chuyên ban. Học trò vào học phải có trình độ sơ học (lớp 3). Các em được học tiếp chữ Nho, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, toán. Từ năm 1940, các em qua học văn hóa ở trường Nam tiểu học (nay là trường Tiểu học Nguyễn Du) mỗi ngày 1 giờ, vào cuối giờ do thầy giáo trường này dạy.
Ngoài các học trò tự do, tất cả các em khác đều có học bổng từ 4 đến 7 đồng mỗi tháng. Sau khi tốt nghiệp, học sinh được thâu nhân vào lớp hoàn thiện, thời gian là 3 năm, lương từ 20 đến 30 đồng mỗi tháng (bằng 1 tấn gạo theo thời giá).
Ngoài một số học sinh do trường tuyển, trường còn nhân học sinh có năng khiếu về đúc đồng và gốm do trường mỹ nghệ Gia Định chuyển lên. Từ năm 1927, các trường Mỹ nghệ Gia Định, Thủ Dầu Một, Biên Hòa quy định năm đầu gọi là năm dự bị. một số học sinh năm dự bị của trường Gia Định, chuyển lên trường Biên Hòa vào luôn năm thứ nhất (thực ra là năm thứ 2).
Bà Balick vạch cho ban Gốm hướng đi riêng. Đó là sản phẩm gốm trang trí nhiều màu, chạm khắc chi tiết các hoa văn đặc sắc, nhiều màu men lạ mắt tạo cho gốm của trường có sắc thái riêng, khác hản gốm dân dụng của Tân Vạn và Lái thiêu của các lò người Hoa.
Bà Balick cùng các đốc công bản xứ, dùng nguyên liệu nội địa, chủ yếu là tro rơm, tro lò, miểng (thủy tinh), cát Đà Nẵng, vôi Càn Long… làm men. Đất làm sản phẩm là đất chịu lửa cao khai thác ở Đất Cuốc (Tân Uyên), Chánh Lưu (Thủ Dầu Một)…. Trải qua nhiều thử nghiệm, cuối cùng bà tìm ra loại men tro phù hợp mà dân làm gốm gọi là men ta. Với mạt đồng thu được khi hoàn thiện đồ đồng, bà chế được men đồng “ Vert de Bienhoa” đẹp, nổi tiếng thế giới như Vert d’lslam trong các công trình kiến trúc của đạo Hồi. Với đá ong Biên Hòa, bà chế ra men đá đỏ rất đẹp…. Những đồ gốm khi ra l2 bị khuyết tật bà cho đập bỏ không thương tiếc, do đó trong các Hội chợ triển lãm sau này, đồ gốm Biên Hòa được đánh giá rất cao. Khách hàng đánh giá men Biên Hòa có chiều sâu, cành nhìn càng thấy đẹp.
Do sản xuất phát triển, lò nung hoạt động gây ô nhiễm môi trường cho tòa bố và nhà thờ. Để phù hợp với quy mô đào tạo và sản xuất, trường xin thêm một khu đất diện tích 9100 m2 cách trường khoảng 1 cây số để làm trường nhánh (trường ngoài – cơ sở 2) hiện nay là cơ sở trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai. Khu đất này ban đầu bao gồm cà trường tiểu học Trịnh Hoài Đức bên cạnh. Học trò học tại trường chính, chỉ khi rót đồng hay nung gốm mới đi trường nhánh. Từ năm 1960 trở đi, học sinh ban Gốm học chuyên môn tại trường nhánh, chỉ khi học bàn xoay máy ( lắp 5 máy vào năm 1955) mới về trường chính.
Năm 1925, trường được mới tham dự Hội chợ quốc tế Paris. Ông bà Balick chọn sản phẩm đúc đồng gồm đồ chạm trổ và đúc như: cúp, gạt tàn, cái chặn giấy, bình, tượng nhỏ làm bằng đồng, đồ đồng mỹ thuật…. Về gốm có các loại bìng trang trí, gốm treo tường, bình đựng nước, các loại bệ, tượng……Gian hàng do bà Balick điều hành, khách ra vào tấp nập. Giới chuyên môn đánh giá cao đồ sành Biên Hòa. Chính phủ Pháp tặng Bằng khen danh dự, Ban tổ chức tặng thưởng Huy chương vàng.
Năm 1932, nhà trường tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế Paris lần thứ 2, lần này ngoài việc chuẩn bị các loại đồ đồng và gốm, ông bà Balick còn cho trình diễn sống phương pháp tạo dáng gốm, có hai đốc công gốm người bản xứ cùng bàn xoay và dụng cụ đi cùng. Họ xoay tay khéo léo, nhanh gọn, đẹp mắt trước đông đảo khiến thành phố Paris và du khách các nước ngợi khen nhiệt liệt. dây là một bất ngờ trong hội chợ. Bà Balick phải trả lới hàng trăm câu hỏi từ tạo hình, chạm khắc, chấm men, nung lò… Hàng bán hết veo, nhiều món đã trả tiền nhưng khách nhận hàng sau khi bế bạc Hội chợ. Hợp đồng ký được nhiều, ngoài ra Bộ Thương mại Pháp còn đề nghị làm đại lý cho trường ở Paris. Nhà trường rất vui mừng về sự thành công rực rỡ này. Lần này nhà trường cũng được tặng thưởng Huy chương vàng và Bằng danh dự. Để khuyến khích tặng thưởng công lao cho nhà trường trong đào tạo và sản xuất qua các kỳ triển lãm ở “mẫu quốc”, chính phủ Pháp trao tặng lò điện thí nghiệm, máy nghiền tán và một số thiết bị khác cho trường.
Năm 1933 trường tách các lớp hoàn thiện ra để thành lập Hợp tác xã Mỹ nghệ thủ công của thợ gốm và thợ đúc đồng Biên Hòa. Học sinh tốt nghiệp gia nhập sau 1 năm thực tập thì được công nhận là thợ.
Cùng với việc thành lập Hợp tác xã, trường đã xây dựng một phòng trưng bày kích thước 25x8m ngay trên nền lò gốm đầu tiên tại trường chính để trưng bày sản phẩm.
Từ năm 1938, về sau, nhà trường bổ sung thêm một số môn vẽ như: vẽ thủy mặc, vẽ viễn vọng và trang trí thực dụng.
Năm 1944, trường đổi tên là trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa. Ông bà Balick về Pháp, ông Trần Văn Ơn, giáo viên nặn thay thế. Do các biến cố năm 1945 (Nhật đảo chính Pháp), Cách mạng tháng Tám thành công, quân Pháp tái chiếm Biên Hòa...),ông Võ Kim Đôi, giáo viên gốm lên làm Hiệu trưởng. Hợp tác xã Mỹ nghệ tan rã, sau đó ông Trương Văn Chỉ gây dựng lại về mỹ thuật cũng như về hành chánh. Ngày 10/10/1946, ông Chỉ được chính phủ Pháp tặng “ Huy chương danh dự hạng nhì bằng bạc”
Năm 1948, ông bà Balick từ Pháp trở lại Việt Nam tiếp tục vai trò Hiệu trưởng. Năm 1950, ông bà về Pháp và không trở lại Việt Nam nữa. Ông Trần Văn Ơn một lần nữa thay thế chức vụ Hiệu trưởng của ông Balick.
Năm 1950, Hợp tác xã Mỹ nghệ tách hẳn ra khỏi trường để trở thành một đơn vị sản xuất và kinh doanh độc lập, cơ sở chính là xưởng thợ và lò nhỏ, khu khoa gốm ngày nay.
Từ trường Mỹ nghệ Bản xứ đến Trường Mỹ nghệ Thực hành, học sinh không đông. Năm 1944 có 75 học sinh là nhiều nhất, năm 1955 có 46 em, số thầy cô giáo kể cả Hiệu trưởng là 10; văn phòng (tùy phái, gác dan…): 4.
Kể từ năm 1947, Hội đồng thi lên lớp và thi tốt nghiệp mở rộng vai trò của tỉnh, cụ thể gồm: tỉnh tươngr hay đại diện, nghị viên Nam Việt, thanh tra tiểu học hàng tỉnh, hiệu trưởng, giáo viên đương chức đã về hưu… Hơn nữa ông Hiệu trưởng còn phải gửi lên sở Học chánh bản tóm tắt (đề cương) chương trình kì thi.
Năm 1955, ông Trần Văn Ơn về hưu, ông Trương Văn Chỉ thay thế.
Ngày 7/5/1955, thủ tướng chính phủ Sài Gòn xếp các trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định, Biên Hòa và Thủ Dầu Một vào loại trường có xưởng kỹ nghệ đặc biệt và kể từ ngày 20/9/1955 học sinh muốn vào học phải có bằng tiểu học hoặc tương đương và qua một kì thi.
Năm 1956, trường trực thuộc Nha Kỹ thuật và Mỹ thuật học vụ (Bộ Giáo dục Sài Gòn). Ông Nguyễn Văn Thâu, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội, được bổ nhim giữ chức Hiệu trưởng thay thế ông chỉ ra dạy lớp.
Năm học 1956 – 1957, trường thành lập thư viện bao gồm các tài liệu về vẽ, điêu khắc, kỹ thuật gốm, đúc đồng, đá Angkor, lịch sử Việt Nam…
Ngày 21/3/1957, ông Bộ trưởng Giáo dục Sài Gòn ủy quyền cho Nha Kỹ thuật và Mỹ thuật học vụ kí văn bằng tốt nghiệp của học sinh trường, công việc trước đây đều do tỉnh làm.
Kể từ 1/7/1957, trường trực thuộc Nha Kỹ thuật và Mỹ thuật học vụ về phương diện chuyên môn. Còn về tài chính và hành chính, trường liên lạc thẳng với nha này không qua trưởng ty Học chánh. Như vậy, tỉnh chấm dứt vai trò trực tiếp quản lí trường mọi mặt. Trong năm này trường mở thêm ban mới: ban Nặn và đến năm 1962 đổi tên là ban Điêu khắc.
Do có sự thay đổi nêu trên, chương trình học tập hàng tuần phải thay đổi thống nhất chung với các trường trung học chuyên nghiệp cấp 1 (trung học đệ nhất cấp).
Năm 1958, ông Đan Hoài Ngọc tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội, giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuat Sài Gòn làm Hiệu trưởng thay thế ông Nguyễn văn Thâu.
Do ý kiến của ông thanh tra tiểu học hàng tỉnh về việc giảng dạy môn phổ thông tại trường Nguyễn Du, bắt đầu năm học 1958-1959, trường mở lớp dạy các môn phổ thông và thể dục tại trường.
Nhằm phát triển ngành gốm, chính phủ Sài Gòn đầu tư trước mắt bằng cách cử các cố vấn nước ngoài xuống giúp trường về mặt kỹ thuậtt và cử các giáo viên đi tu nghiệp nước ngoài.
Năm 1960, chính phủ Sài Gòn phái hai chuyên viên gốm Nhật Bản, ông Ishizuka và ông Mizuno cố vấn về men, xương đất và kỹ thuật xây lò. Ông Đặng Nhựt Thăng đi tu nghiệp ở Tây Đức từ 1/8/1960 đến 28/2/1961 về men gốm.
Năm học 1961 – 1962, ông Đặng Cẩm Hồng được Nha Kỹ thuật học vụ cử giữ chức vụ giám thị. Ông Lê Bá Đáng đi tu nghệp ở Nagoya (Nhật Bản) từ 4/10/1962 về lò, xương đất và men. Ông chính là người sáng tạo gốm mĩ thuật Biên Hòa đầu tiên ở miền Nam.
Năm 1962, ông Kato, chuyên viên gốm Nhật Bản tthế các ông Ishizuka và Mizuno dạy về lí thuyết gốm. Ông Đặng Cẩm Hồng đi tu nghiệp tại Vierzon Pháp từ 11/9/1962 – 30/6/1963 về men gốm.
Học sinh đều tập trung học tại trường chánh, chỉ khi rót đồng hay nung lò gốm mới vào trường nhánh, tuy nhiên từ năm 1960 về sau, học sinh ban Gốm giờ học chuyên môn học tại trường nhánh, khi học dùng bàn xoay máy (5 cái lắp năm 1955) mới trở lại trường chánh.
Qua các kì triển lãm trên đất Pháp, nhà trường trở nên nổi tiếng và được nhiều nước trên thế giới mời tham dự triển lãm quốc tế. Sau đây là các cuộc triển lãm nhà trường được tặng huy chương vàng và bằng danh dự
Năm 1934: Batavia (Indonesia)
Năm 1938: Saint – Denis (Réunion – thuộc Pháp)
Năm 1937: Nayoga (Nhật Bản), Paris (Pháp)
Năm 1942 : Sài Gòn
Năm 1938 : Hà Nội
Năm 1956 : Phnompênh (Campuchia)
Triển lãm Hà Nội năm 1938, ông Nguyễn Văn Nhàn còn được tặng bằng khen « Hạng đặc biệt » về tài năng điều chế men gốm. Năm 1972, nhà sưu tập và nghiên cứu cổ ngoạn uyên bác Vương Hồng Sển nhận xét : « hiện nay trong xứ có một trường làm đồ gốm ở Biên Hòa và kể luôn ở Đà Lạt, và ở Lái Thiêu (Bình Dương), Thị Nghè và Biên Hòa có trên 40 lò sản xuất đồ gốm, đồ sành , có lò Thành Lễ (Bình Dương) từng gửi đồ chế tạo bán ra ngoại quốc, nhưng nói về phẩm chất thì đồ gốm, đồ sành ngày nay còn thua đồ thời Pháp thuộc của trường Mỹ nghệ Biên Hòa do Tây điều khiển ».
after medical abortion
redirect redirect
side effects of medical abortion
read click
link
online dating for married people
dating for married men
go wifes who cheat
why women cheat with married men
link husband cheated wife
discount prescription coupons
read free prescription cards discount
free prescription drug discount card
go free viagra coupons
local abortion clinics
ru486 in clinic abortion
free prescription discount cards
open cialis discounts coupons
viagra online
read viagra cijena
kamagra 100mg
read kamagra forum