Đầu thế kỷ 20, nền thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương tương đối ổn định, họ lần lượt cho mở các trường dạy nghề (école professionnelle), mà nhân dân quen gọi là trường bá nghệ. Trên đất Nam Kì, có trường Bá nghệ Sài Gòn, trường Bá nghệ Thủ Dầu Một, trường Bá nghệ Biên Hòa.
Ngày 24 tháng 9 năm 1902, Hội đồng hàng tỉnh Biên Hòa ra nghị quyết mở trường dạy nghề Biên Hòa theo đề nghị của ông Chesne, quan Chánh tham biện tỉnh Biên Hòa, trực tiếp quản lý trường – làm nhiệm vụ của hiệu trưởng. Dự kiến trường có các ban sau:
- Ban thứ nhất: Vẽ trên giấy, trên gỗ, tô chữ trang trí sách, vẽ hình họa.
- Ban thứ hai: Điêu khắc gỗ, khảm, khắc trổ, làm đàn, nữ trang.
- Ban thứ ba: Đan, lát đồ vật làm bằng cây cọ, song mây, cói và tre.
- Ban thứ tư: Thủy tinh, đồ sành, đồ gốm, đồ chơi giá trị không cao.
Hội đồng hàng tỉnh bổ sung nghề đúc đồng truyền thống của Biên Hòa. Dự kiến trên không được sự tán thành hoàn toàn của cấp trên là Thống đốc Nam Kì vì không thể thành lập một trường tương tự như trường Bá nghệ Thủ Dầu Một. Các ngành nghề chỉ được dạy ở một trong hai trường.
Trường Dạy nghề Biên Hòa khai giảng lần đầu tiên vào ngày 15/3/1903 trong khuôn viên tòa bố (nơi quan cai trị làm việc, sau này gọi là dinh tỉnh trưởng). Trường tọa lạc ở khu đất ngang 50 mét, rộng (sâu) 43 mét ngay phái sau bên trái tòa bố với một dãy ngang trông ra bùng binh đường giao thông một chiều.Dãy nhà dài 34 mét, rộng 10,5 mét dùng làm các lớp học. các năm 1904, 1905 người ta xây thêm một chái nhà dài 27 mét, rộng 3,5 mét để ngăn cách trường với tòa bố; một dãy nhà dài 40 mét, rộng 14 mét quay vào sân trường nằm vuông góc với các lớp học cho trước. Các dãy nhà và chái nhà đều lợp ngói móc, thấp theo kiểu xưa. Cổng trường nằm sau lưng tòa bố, ngó sang phải là nhà thờ Biên Hòa (nay là Giáo xứ Biên Hòa). Ở bên kia đường là thửa dất xây nhà cho viên hiệu trưởng và gia đình cư ngụ. Nhà được xây với kiến trúc kiểu Pháp với nền cao, cửa trước xây lục giác để che mưa nắng.

Ngay phía trước trường, sát bùng binh là lò rồng dài 25 mét nung đồ gốm, sau này lò dời về khu đất cạnh đài kỷ niệm. Khi lò rồng dở bỏ, người ta xây phòng trưng bày trên nền lò cũ.
Trường dạy nghề Biên Hòa thành lập nhằm mục đích: đào tạo thợ, khi người đó trở về làng có thể tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của tỉnh (gỗ, song mây, đất sét, tre…) . Cải tiến một số ngành nghề truyền thống của đại phương nay hầu như mai một như nghề đúc đồng và gang… trong khi ấy ngành nghề đ1o đã phát triển mạnh ở Bắc Kì mà chúng ta thấy các đồ đúc đồng đẹp ở Hội chợ triển lãm Hà Nội.
Ngoài giờ học chính khóa ban nagỳ, học trò còn phải theo học lớp đàm thoại tiếng Pháp và phép tính nhẩm buổi tối từ 6 giờ đến 7 giờ 30 dưới sự giám sát của ông hiệu trưởng trường tỉnh lị. Thoạt đầu, trường có 4 ban:
- Ban đan lát: dùng song mây, tre.
- Ban gỗ: điêu khắc gỗ, tiện gỗ, mộc xây dựng và mộc dân dụng.
- Ban đúc đồng: thiết kế theo phương pháp của Bắc Ninh.
- Ban vẽ: đề tài bản xứ cho điêu khắc gỗ và điêu khắc đồng.
Ban sắt chưa được Hội đồng hàng tỉnh chấp thuân nhưng các năm 1903, 1904 nhà trường vẫn tuyển sinh.
Các học trò vào học nhỏ nhất là 12 tuổi và lớn nhất là 18, có học bổng gai đình mỗi suất 4p 50 (p: đồng Đông dương) do làng xã cấp. Trường cũng nhận học trò tự do (đi học tự túc).
Tháng 8/1903 có 55 em, cuối năm có 64 học sinh. Kinh phí của trường do ngân sách tỉnh và các làng đài thọ. Năm 1903 chi phí cả thảy 6.528,28 đồng.
Tháng 4/1905, ông Chesne ban hành Qui chế của trường có một số điểm đáng chú ý:
- Hợp thức hóa ban Sắt: gò, hàn, đóng móng ngựa.
- Thời gian học là 4 năm. Hai năm đầu học sinh học luân phiên các ban, 2 năm sau chí học một ban do học sinh chọn.
- Mỗi ngày học sinh học thêm chữ Nho. Như vậy, các em học nghề, học tiếng Pháp (đủ giao dịch), học tính nhẩm và học chữ Nho.
Trường có 76 học trò, tuổi nhỏ nhất là 13, lớn nhất là 17. Ông Roth, người Âu phụ trách ban Sắt. Còn các ban khác đều do đốc công ngườiViệt và người Hoa giảng dạy theo phương pháp xưa; phụ giảng có các học trò đốc công (élèves contre-maitres).
Tháng 9/1906, ông J. Lamorte, kỹ sư công nghệ, một nhà doanh nghiệp được mời về làm nhà điều hành kỹ thuật. Ông phụ trách chương trình giảng dạy, đặc biệt ông gảing dạy các môn chung. Trong năm nay, trường có tuyển sinh ban Gốm.
Tháng 3/1907, ông Maspétro, tỉnh trưởng Biên Hòa, tổ chức lại nhà trường và ban hành quy chế mới. Một số điểm đáng lưu ý trong quy chế mới:
- Lập Hội đồng quản trị điều hành trường.
- Hợp thức hóa ban Gốm.
- Mở thêm ban Nữ công gia chánh. Lúc ban đầu ban Nữ công gia chính chỉ có các môn cắt, may, đan, thêu, dệt thảm, sau thêm môn giặt ủi và nội trợ. Bà Buard phụ trách ban Nữ công gia chánh.
Năm này trường có 118 học sinh theo học, nhỏ tuổi nhất là 13, lớn nhất là 17, các em chỉ cần biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Số học trò đốc công lên đến 12. Chi phí năm 1907 là 11.840 p.00.
Năm 1908, ông J. Lamort bận kinh doanh nên xin nghỉ. Ông A. Joyeux, kiến trúc sư, thanh tra xây dựng dân sự, thanh tra các trường mỹ thuật bản xứ thay thế kể từ tháng 8/1908. Trong thời gian này trường có mời một viên quan hai thầy thuốc quân đội bản xứ đến gảing dạy hàng tuần môn vệ sinh cơ bản.
Năm 1909, chi phí lên tới 17.615 đồng vượt quá khả năng tài chính của tỉnh. Căn cứ kết quả đạt được của một số ban và báo cáo của ban Thanh tra ngày 25/5/1909, tỉnh giải thể ban Sắt, Đan lát, Gỗ và Vẽ kể từ ngày 01/01/1910. Ngày 17/5/1912, do yêu cầu của xã hội trong tỉnh, ban Gỗ được mở lại.
Ngày 29/8/1912, theo nghị quyết của Hội đồng tỉnh, ban Nữ công gia chánh tách ra khỏi trường dạy nghề, thành lập một trường riêng, lấy tên là trường Nữ công gia chánh, trụ sở nay là trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đối diện bệnh viện tỉnh, tồn tại đến năm 1975.
Tháng 9/1913, ông Chánh tham biện (tức Tỉnh trưởng) Krautheimer ra quyết định tổ chức lại nhà trường, đặc biệt nêu rõ mục đích thành lập trường:
“ Trường Dạy nghề Biên Hòa là một trường MỸ NGHỆ THỰC HÀNH, có mục đích đào tạo ra các thợ lành nghề và khéo tay cho các nghề Đúc đồng và chạm trổ đồ đồng và các kim loại khác, nghề Gốm, nghề Mộc dân dụng, Mộc xây dựng và Điêu khắc gỗ”. Trường gồm có 3 ban:
Ban Đúc đồng và chạm trổ.
Ban Gốm.
Ban Gỗ.
Mỗi ban có 15 học sinh không kể học sinh tự do, chia ra 3 năm học, mỗi năm một lớp. Học sinh phải học 2 môn chung là vẽ và nặn. Nhà điều hành kỹ thuật bắt buộc phải dạy 2 lớp vẽ hay nặn mỗi tuấn cho mỗi ban. Các lớp vẽ và nặn không được ngưng bất cứ vì lỳ do gì, các ngày khác đốc công trông coi và sửa bài cho học sinh. Tuổi vào học nhỏ nhất là 13 và không quá 16, trình độ văn hóa sơ học của trường làng xã. Trong thời gian học tập ở trường, học sinh được học văn hóa phổ thông tương đương với chương trình làng xã, đặc biệt chú ý đến chữ quốc ngữ và số học. Ngoài ra học sinh còn phải theo lớp học của người lớn vào các buổi tối dưới sự quản lý của ông hiệu trưởng “tỉnh lị”.
Thành quả thu được trước hết phải kể đến công lao của ông Maspéro. Sự cải tổ năm 1907 do ông đề xướng đánh dấu sự sáng tạo bằng cách đưa vào việc hướng dẫn kỹ thuật. Ông J. Lamorte rồi ông A. Joyeux đã loại bỏ phương pháp cổ xưa của các đốc công gnười châu Á, thay thế bằng sự hướng dẫn kỹ thuật làm thức tỉnh sự sáng tạo và trí thông minh của học sinh.
Các học trò khóa đầu tiên tiếp thu ít nhất một năm sự hướng dẫn của hai ông Lamorte và Joyeux trước khi nhận bằng tốt nghiệp. Sự tiến bộ rõ rệt của học sinh thời kỳ đầu đã làm rạng danh các thầy cô người Pháp.
Trong thời gian ngắn này, học trò có trình độ tay nghề cao hơn các đốc công châu Á và do đó đã thay thế dần dần các đốc công đó. Thực tế tính đến tháng 8/1912 chỉ còn một đốc công người Hoa dạy ban Gốm, một cựu học sinh Việt Nam thay thế ông này trước ngày 01/01/1913.
Trường Dạy nghề Biên Hòa đã hoàn thành xuất sắc vai trò lịch sử buổi đầu, vạch hướng đi độc đáo làm mỹ nghệ thực hành để tồn tại và phát triển. Trong khi đó, một số trường dạy nghề khác lần lượt giải thể.
tests for chlamydia
open free std testing dallas
reasons wives cheat on husbands
link wifes cheat
why do women cheat with married men
link married men cheat with men
married men cheat
link married men dating
www bystolic com coupon
bystolic coupon mckesson
atorvastatin pfizer 10mg
go atorvastatin dose range
cialis free sample coupons
iscsi.com coupons for prescription drugs